Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chính sách thuế biên giới của Mỹ và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chính sách thuế biên giới của Mỹ và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam

MarketIntello

(TBKTSG Online)- Công ty nghiên cứu thị trường MarketIntello vừa thực hiện báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3-2017, trong đó có một báo cáo chuyên đề phân tích về chính sách thuế biên giới (border adjustment tax) mà chính quyền của tân tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ áp dụng trong thời gian tới và những ảnh hưởng có thể tới kinh tế Việt Nam. TBKTSG Online xin giới thiệu với bạn đọc báo cáo chuyên đề này.

Cuộc cải cách thuế doanh nghiệp được Chính phủ Mỹ dự định công bố nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước nhưng lại có thể có những tác động bất lợi cho thương mại toàn cầu và ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối.

Donald Trump rất quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch của mình về “thương mại công bằng”. Sau kỳ vọng ban đầu về tăng mức thuế nhập khẩu nhằm tạo điều kiện cho sản xuất trong nước và tài trợ kế hoạch xây dựng bức tường tại biên giới với Mexico, Nhà Trắng đã quyết định thay bằng đề xuất thay đổi hệ thống thuế doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng Thuế doanh nghiệp điều chỉnh biên giới (Border-Adjusted Corporate Tax hay BAT), còn gọi là Thuế dòng tiền dựa trên điểm đến (Destination-Based Cash Flow Taxation hay DBCFT), Chính phủ Hoa Kỳ mong muốn tăng doanh thu thuế, tăng sản lượng trong nước và giảm thâm hụt thương mại.

Trong khi hệ thống thuế hiện hành đánh thuế lợi nhuận của công ty, nó cho phép các công ty khấu trừ chi phí từ hàng nhập khẩu và đánh thuế doanh thu hàng xuất khẩu. BAT, mặt khác, chỉ đánh thuế doanh thu nội địa và do đó đánh thuế các sản phẩm trong nước và hàng nhập khẩu. Tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu vẫn được miễn thuế. Điều này dẫn đến một khoản thuế đối với hàng nhập khẩu và một khoản trợ giá cho xuất khẩu. Hình 1 cho thấy sự khác biệt giữa kế hoạch thuế hiện tại của Mỹ và kế hoạch thuế điều chỉnh biên giới.

BAT dự kiến sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và xuất khẩu trong ngắn hạn, trong khi về dài hạn các hiệu ứng nhiều khả năng sẽ giảm dần. Mức thuế điều chỉnh biên giới 20% trên hàng nhập khẩu làm tăng giá đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này có thể gây tác động bất lợi cho các nước xuất khẩu sang Mỹ với mức độ phụ thuộc vào quy mô thương mại, sản phẩm thay thế và phản ứng nhu cầu đối với giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn. Mặt khác, nền kinh tế trong nước Mỹ sẽ được kích thích và xuất khẩu của Mỹ, khi không bị đánh thuế nữa, sẽ có được lợi thế so sánh đáng kể trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, một nền kinh tế bùng nổ sẽ có giá cả và tiền lương tăng lên. Điều này sẽ làm giảm bớt lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Hơn nữa, khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng sẽ làm tăng nhu cầu đối với Đô la Mỹ: Đô la sẽ lên giá làm cho hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn. Những tác động này sẽ giảm bớt thậm chí vô hiệu hóa những ảnh hưởng ban đầu của BAT và đồng thời dẫn đến sự biến động về kinh tế khi cần đến sự can thiệp của FED để đối phó với lạm phát gia tăng cũng như thay đổi giá trị tài sản do sự tăng giá của đồng Đô la.

Hình 10. So sánh kế hoạch thuế hiện nay và dự kiến của Mỹ  ( Nguồn: MarketIntello)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng kế hoạch thuế mới không phù hợp với các quy định của WTO về các chính sách quốc gia liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều khả năng các quốc gia khác sẽ không đứng im mà sẽ làm theo bằng cách tự đưa ra Thuế điều chỉnh biên giới để ngăn chặn các công ty di chuyển đến Mỹ. Điều này báo hiệu sự gián đoạn tiềm năng đối với chuỗi cung ứng và quan hệ thương mại toàn cầu.

Hình 11. Tác động ngắn hạn và dài hạn của BAT (Nguồn: MarketIntello)

Tác động của BAT đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 42 tỷ USD và đây cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Hình 12 thể hiện cơ cấu hàng xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2016. Với tổng tỷ trọng khoảng 42%, hàng may mặc và giày dép là hai nhóm hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Mỹ, tiếp theo là điện thoại di động và phụ kiện với 11% và các sản phẩm gỗ với 7%. Hình 13 cho thấy các sản phẩm này chính là đầu vào cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BAT ở Mỹ do chúng dựa nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Nói chung, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thay thế của các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ nước khác cũng như cách mà người tiêu dùng Mỹ sẽ phản ứng với việc tăng giá hàng nhập khẩu (độ co giãn theo giá). Ít nhất đối với những hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, có thể dự đoán rằng các sản phẩm như hàng dệt may và hàng điện tử sẽ không bị thay thế ngay bởi các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Do đó, các công ty nhập khẩu tại Mỹ, chẳng hạn siêu thị bán lẻ Wal Mart, sẽ đẩy gánh nặng tăng giá cho người tiêu dùng, và do đó làm gia tăng lạm phát. Phản ứng của người tiêu dùng sau đó sẽ xác định sự thay đổi nhu cầu nhập khẩu và do đó là xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn.


Hình 12. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

 

 

Hình 13. Các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng của BAT (Nguồn: Goldman Sachs, Business Insider)

 

Các nước xuất khẩu sang Mỹ có thể sẽ lường trước thay đổi chính sách thuế tại Mỹ và sử dụng chính sách tiền tệ để giảm giá trị đồng tiền của họ đối với USD như một phản ứng trước BAT. Điều này sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của họ rẻ hơn, và do đó hoạt động như một biện pháp đối phó với hàng xuất khẩu rẻ hơn của Hoa Kỳ và thuế biên giới 20%. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhiều khả năng sẽ không muốn cho đồng Việt Nam mất giá nhanh vì có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát vốn đã vượt quá mục tiêu năm. Hậu quả là các sản phẩm của Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc triển khai BAT tại Mỹ sẽ gây áp lực khiến NHNN phải hành động để kiềm chế lạm phát và tạo điều kiện cho sự mất giá nhanh hơn của VND.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới