Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chông gai cuộc chiến chống thực phẩm bẩn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chông gai cuộc chiến chống thực phẩm bẩn

Hoàng Nhung

Chông gai cuộc chiến chống thực phẩm bẩn
Thực phẩm bẩn vẫn đe dọa người dân. Ảnh tư liệu

(TBKTSG Online) – "Mặc dù số người bị ngộ độc thực phẩm trong năm 2014 thấp nhưng chúng ta không nên tự mãn, bởi hằng ngày chất độc vẫn vào thực phẩm chúng ta ăn. Nếu không giải quyết kỹ vấn đề này thì sau này chi phí điều trị bệnh sẽ tốn kém hơn rất nhiều”, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Ông Vũ Đức Đam đã phát biểu như vậy trong buổi thăm và làm việc với chính quyền TPHCM về tổng kết An toàn thực phẩm vào ngày hôm nay (27-1).

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Sở dĩ Phó thủ tướng đưa ra nhận định này vì tất cả các lãnh đạo ban ngành có liên quan đến việc quản lý về an toàn thực phẩm đều thấy lo ngại, và thấy còn nhiều chông gai trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, độc hại hiện nay.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế lo ngại về vấn đề quản lý việc kinh doanh hóa chất hiện nay. Theo ông, hiện nay luật thương mại, luật doanh nghiệp không cấm kinh doanh, mua bán hóa chất công nghiệp. Luật chỉ cấm kinh doanh, mua bán hóa chất công nghiệp sử dụng vào phụ gia thực phẩm.

Cụ thể như hàn the, một loại phụ gia chế biến thực phẩm có hại cho sức khỏe nhưng hàn the còn phục vụ rất nhiều ngành công nghiệp như dùng để hàn, mạ kim loại.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm của Sở Y tế TPHCM, cho biết sở Y tế muốn cấm hẳn việc kinh doanh, buôn bán hóa chất bán chung với phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, việc này vẫn còn khó khăn do hộ kinh doanh ở chợ Kim Biên không muốn di dời. Do đó, ngành Y tế hiện đang quy hoạch những người bán hóa chất công nghiệp vào khu riêng và phụ gia thực phẩm vào khu riêng.

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện thực phẩm có nguy cơ chứa kháng sinh, vi sinh và chất cấm tồn tại nhiều nhất trong thịt và rau.

Trong thịt chứa nhiều nhất là vi sinh. Chất kháng sinh vẫn còn trong thức ăn gia súc từ các nhà máy, chăn nuôi công nghiệp cũng phát hiện; nhiều người dân tự mua kháng sinh trôi nổi trên thị trường cho động vật và cây trồng ăn. Thịt nhiễm vi sinh chủ yếu ở khâu giết mổ, lò mổ, phương tiện vận chuyển, kệ đựng bán thịt…

Còn rau, củ, quả chủ yếu nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Kể cả những loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép người dân được sử dụng nhưng người dân lạm dụng quá khiến thực phẩm khi thu hoạch vẫn còn tồn dư.

Sở Công an TPHCM than rằng, hiện cảnh sát môi trường rất khó phát hiện những thực phẩm không đạt chuẩn, như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thịt nhiễm khuẩn vì không có trang thiết bị để kiểm tra. Lực lượng này chỉ có xử phạt những thực phẩm có bao bì hết hạn sử dụng mất vệ sinh. Và cảnh sát môi trường cũng không có quyền xử phạt.

Đại diện Bộ Công thương nêu vấn đề, hiện nay các cơ quan chức năng như quản lý trị trường, cảnh sát môi trường, quản lý thú y… khi bắt được vụ trâu, bò lợn bị bơm nước không biết xử lý như thế nào, chôn, hủy hay làm thức ăn cho gia súc?

Cần xét nghiệm ngay trong chợ

Trước những khó khăn, bất cập trong việc quản lý thực phẩm bẩn hiện nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề xuất, thành phố nên tăng cường giám sát thực phẩm đầu vào an toàn bằng cách giám sát thực phẩm ở ba chợ đầu mối, và đặt mỗi chợ một phòng xét nghiệm cho ra nhiều chỉ tiêu cùng một lúc.

Tất cả thực phẩm sẽ được xét nghiệm định tính hết 30 phút, những thực phẩm nào có vấn đề sẽ được xét nghiệm định lượng hết khoảng 3 giờ. Chính việc làm này sẽ làm cho người dân kinh doanh, buôn bán luôn có ý thức cảnh giác với thực phẩm bẩn, và người tiêu dùng yên tâm hơn.  

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý địa phương từ quận/huyện đến xã/phường, tổ dân phố cũng được giao nhiệm vụ giám sát việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phải quy trách nhiệm giám sát cho họ.

Đại diện Bộ Công thương cũng đề nghị Bộ Y tế nên mở lớp đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên lấy mẫu thực phẩm. Vì khi muốn lấy mẫu xét nghiệm đi kiểm tra, người lấy mẫu phải có chứng chỉ đào tạo cho nhân viên biết mẫu lấy số lượng bao nhiêu?…

Đọc thêm:

 An toàn vệ sinh thực phẩm: Bộ Y tế kêu khó quản!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới