Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chống lạm phát có thể dẫn đến cuộc chiến tiền tệ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chống lạm phát có thể dẫn đến cuộc chiến tiền tệ

Thu Hằng

Theo một báo cáo của Barclays Capital, lạm phát dự kiến tăng tốc ở mức 6% tại các nền kinh tế mới nổi, trong khi các nước phát triển dưới 2%. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Gần đây nhất vào tháng trước, chính phủ các nền kinh tế mới nổi từ Nam Phi đến Brazil cảnh báo việc phá giá có thể cần thiết để giữ cho đồng tiền mạnh của các nước này không kiềm chế tăng trưởng kinh tế.

Ở thời điểm hiện tại, đối thoại về kiểm soát tiền tệ đang bị từ bỏ và lãi suất đang tăng lên do giá lương thực kỷ lục và dầu được giao dịch ở mức 100 đô la Mỹ/thùng làm cho lạm phát trở thành mối đe dọa lớn hơn. Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển sẽ tiếp tục hoạt động tốt trên thị trường ngoại hối, theo Morgan Stanley.

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi và Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia cho biết các đồng tiền mạnh hơn có thể kiềm chế việc giá cả tăng cao. Theo bộ trưởng Tài chính Nga, ngân hàng trung ương nước này sẽ ủng hộ chính sách tỷ giá “rất linh hoạt”. Peru, Trung Quốc, Colombia, Indonesia và Nga đã tăng lãi suất trong tháng này.

Brazil tăng lãi suất cơ bản vào ngày 19-1 lần đầu tiên kể từ tháng 7-2010, chỉ 2 tháng sau khi Bộ trưởng Tài chính Mantega cho biết đồng real đã đạt mức “hợp lý”. Trong khi đó, Thống đốc ngân hàng trung ương Thái Lan, ông Prasarn Trairatvorakul, cho biết lãi suất cần phải tăng lên để hạn chế lạm phát ngay cả sau khi các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp trong 7 tháng vào ngày 12-1.

Hầu hết đồng tiền của các thị trường mới nổi đã giảm xuống vào tuần trước khi tình trạng hỗn loạn tại Bắc Phi và Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn hơn.

Đồng ringgit của Malaysia đã giảm 0,6%, đồng peso của Philippines giảm 1,2%, đồng won của Hàn Quốc giảm 1,3% và đồng real của Brazil giảm 0,4%.

Trong khi đó, đồng tiền của các nước đang phát triển đã phục hồi trong 2 năm qua do lãi suất ở mức gần bằng 0 tại Mỹ và Nhật Bản khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm các lựa chọn khác cho mức sinh lời cao hơn.

Hiện nay, giá năng lượng tăng vọt đang đe dọa làm chậm sự phục hồi toàn cầu và gia tăng nguy cơ lạm phát. Tại Mỹ, mức tăng 10 đô la Mỹ trong giá dầu đã làm giảm 0,5 điểm phần trăm tăng trưởng trong 2 năm qua, theo Deutsche Bank AG. Giá dầu Brent tăng lên 112,14 đô la Mỹ/thùng tại London vào tuần trước, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8-2008.

Mặc dù các nhà lãnh đạo thị trường mới nổi đổ lỗi việc tăng tỷ giá hối đoái lên chính sách in thêm tiền để mua trái phiếu và giữ lãi suất gần như bằng 0 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhưng bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Timothy F. Geithner, lại cho rằng sự mất cân bằng thương mại đã giữ cho đồng tiền của các nước như Trung Quốc “mất giá đáng kể” tại cuộc họp của G20 vào tháng này tại Paris.

Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng 4,3% kể từ giữa năm 2008 lên 6,5719 nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 10,3% vào năm 2010, tăng 9,2% vào năm 2009 và 9,6% vào năm 2008 và hiện đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

(Theo Bloomberg)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới