Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chủ tịch HG Group: ‘Nếu chỉ làm lữ hành, doanh nghiệp có gì để đảm bảo vay vốn?’

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chủ tịch HG Group: ‘Nếu chỉ làm lữ hành, doanh nghiệp có gì để đảm bảo vay vốn?’

Đào Loan

(TBKTSG Online) – Ngành du lịch là ngành bị tác động sớm nhất và lớn nhất khi dịch Covid-19 bùng nổ nhưng có thể sẽ là ngành phục hồi chậm nhất vì đặc thù của lĩnh vực. Rõ ràng doanh nghiệp lữ hành đang bị đặt trong hoàn cảnh “họa vô đơn chí” khi cạn kiệt dòng tiền mà chỉ có thể nghe chứ chưa thể tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ.

Chủ tịch HG Group: 'Nếu chỉ làm lữ hành, doanh nghiệp có gì để đảm bảo vay vốn?'
Doanh nghiệp lữ hành cho rằng không có tài sản thế chấp để tiếp cận gói vay, nếu vay được cũng chỉ đủ trả lương nhân viên. Ảnh minh họa: Hiếu Trương

Đây là nhận định của ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HĐQT HG Group, khi nói về bài toán tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Theo ông Đức, thách thức lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp trong ngành du lịch là không còn tiền để trả lương nhân viên. Trong khi đó, tài sản thế chấp của doanh nghiệp lữ hành không phải là điều mà doanh nghiệp nào có thể đảm bảo để tiếp cận các khoản vay. Nhà nước đã phát tín hiệu những gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt dịch Covid-19, nhưng việc triển khai có vẻ vẫn là chặng đường dài trong khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp lại rất gấp.

Muốn vay để trả lương

Hiện nay, với doanh nghiệp du lịch, khi gặp ngân hàng và tìm nguồn vốn thường gặp vấn đề ở việc tài sản thế chấp không có nhiều. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét và có cơ chế đặc biệt nào đó. Nếu ngân hàng quá cứng nhắc trong việc thế chấp tài sản thì đây sẽ là vấn đề đau đầu đối với những doanh nghiệp nhỏ.

Nằm trong tâm bão, hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đã bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp chấp nhận "ngủ đông", chờ trở lại sau dịch. Dẫu vậy, các chi phí tài chính, nhân sự,… vẫn là gánh nặng vô cùng lớn với họ. Dù nhiều ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho vay nhưng các lữ hành vẫn gặp khó trong việc tiếp cận vốn vì ít tài sản thế chấp.

Theo ông Đức, doanh nghiệp rất cần vay vốn để xoay xở nhưng rất khó để ngân hàng cho vay, khả năng tiếp cận các gói vay ưu đãi lãi suất thấp lại càng khó hơn nữa, đặc biệt là với doanh nghiệp chỉ kinh doanh dịch vụ lữ hành vì không đảm bảo được yêu cầu phải có tài sản thế chấp.

Trong tháng 4 vừa qua, doanh nghiệp của ông đã vay ngân hàng với lãi suất 8,2%/năm để trả lương cho nhân viên. Mức lãi suất này cao nhưng đã là thấp nhất trong những ngân hàng mà công ty tìm hiểu. Thực sự là không dễ được giải ngân khoản này. Nhờ kinh doanh nhiều dịch vụ và có khách sạn, tàu du lịch… nên doanh nghiệp mới đáp ứng điều kiện có tài sản thế chấp để có thể vay vốn.

“Cũng cần phải nói rằng, khoản vay trên không phải là gói tài chính mới hoàn toàn mà chúng tôi có từ ngân hàng mà là khoản đã đàm phán trước cho năm tài chính này, dự định sẽ dùng đầu tư các dự án mới nhưng do khủng hoảng Covid-19 nên phải giải ngân một phần để trả lương cho nhân viên.

Dù đã chuẩn bị trước, có tài sản thế chấp và trước đây vay rất ít mà chúng tôi còn không vay được lãi suất ưu đãi thì những doanh nghiệp chỉ làm dịch vụ lữ hành khác còn khó hơn.”

Hiện nay, với doanh nghiệp du lịch, khi gặp ngân hàng và tìm nguồn vốn thường gặp vấn đề ở việc tài sản thế chấp không có nhiều. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét và có cơ chế đặc biệt nào đó. Nếu ngân hàng quá cứng nhắc trong việc thế chấp tài sản thì đây sẽ là vấn đề đau đầu đối với những doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ “ngóng” vay bảo lãnh Chính phủ

Có hơn 88% số doanh nghiệp cho rằng cần hỗ trợ tài chính bằng hình thức vay vốn có bảo lãnh của Chính phủ.

TAB đề xuất Chính phủ chính sách tạo điều kiện và bảo lãnh tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng với giá trị lên đến 150.000 tỉ đồng. Mức vay tối đa của từng doanh nghiệp bằng tổng thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo hiểm xã hội đã đóng trong năm 2019.

Lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm rút vốn vay +0,5%, cố định trong sáu tháng và điều chỉnh theo lãi suất tái cấp vốn tại thời điểm + 0,5%.

Trong lá thư thứ ba của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc đề nghị gói hỗ trợ tài chính bằng hình thức vay vốn có bảo lãnh của chính phủ cho các doanh nghiệp du lịch vượt qua Covid-19, TAB cũng đề cập đến tình hình tương tự.

Theo đó, TAB cho biết tuy rất khó khăn nhưng doanh nghiệp lại đang rất vất vả tìm cơ hội vay vốn lãi suất thấp theo gói hỗ trợ tín dụng của chính phủ. Các ngân hàng từ chối hồ sơ vay vốn do quan ngại về khả năng trả nợ hoặc do người vay không thể chứng minh được sẽ có dòng tiền dương.

Theo khảo sát mà TAB hợp tác với một số đơn vị khác thực hiện, có hơn 88% số doanh nghiệp cho rằng cần hỗ trợ tài chính bằng hình thức vay vốn có bảo lãnh của chính phủ.

TAB đề xuất chính phủ chính sách tạo điều kiện và bảo lãnh tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng với giá trị lên đến 150.000 tỉ đồng. Mức vay tối đa của từng doanh nghiệp bằng tổng thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo hiểm xã hội đã đóng trong năm 2019.

Lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm rút vốn vay +0,5%, cố định trong sáu tháng và điều chỉnh theo lãi suất tái cấp vốn tại thời điểm + 0,5%.

TAB cho rằng, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu và các biện pháp hạn chế đi lại trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam để ngăn dịch bệnh lây lan đã mang lại tác động mang tính hủy diệt với lĩnh vực lữ hành và lưu trú du lịch. Có thể ngành du lịch phục hồi vào quý 4 hoặc sang năm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó. Công ty mong được vay vốn ngân hàng với mức lãi suất hỗ trợ có bảo lãnh của Chính phủ để có cơ hội phục hồi sau dịch.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới