Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chưa lo ngại chuyện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chưa lo ngại chuyện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Một số ý kiến kêu gọi hạn chế xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khi có thông tin lượng hàng của Việt Nam bán sang quốc gia này tăng gần 600%, nhất là khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thế nhưng, điều này có đáng lo khi nhìn vào các số liệu thống kê?

Lúa gạo ‘miễn nhiễm’ trước đà suy giảm bởi Covid-19?

Chưa lo ngại chuyện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt
Tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lúc này có gì đáng lo. Trong ảnh là nông dân thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh

Tổng cục Hải quan mới đây công bố số liệu xuất khẩu gạo Việt Nam cho thấy, hai tháng đầu năm nay đã bán được 928.798 tấn với trị giá gần 430,5 triệu đô la Mỹ, tăng lần lượt 30,49 và 38,16% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt 66.222 tấn với trị giá trên 37 triệu đô la Mỹ, tăng lần lượt 594,59 và 723,62% so với cùng kỳ.

Với kết quả xuất khẩu sang Trung Quốc như trên, nếu chỉ nhìn vào con số tăng trưởng (594,59% về lượng và 723,62% về giá trị), thì rõ ràng là vô cùng ấn tượng. Từ đó có một số ý kiến lo ngại việc gom hàng từ Trung Quốc. Thế nhưng, khi nhìn vào giá trị thực (66.222 tấn trong 2 tháng), thì đây là con số rất nhỏ bé so với kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đã từng đạt được, khoảng 3 triệu tấn trong một năm.

Trước con số tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc “khủng” như nêu trên, một số ý kiến được viện dẫn để kêu gọi Việt Nam nên hạn chế xuất khẩu gạo sang quốc gia 1,4 tỉ dân này nhằm đảm bao an toàn an ninh lương thực trong bối cảnh tình hình dịch bệnh viêm đường đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đang gia tăng ở trong nước. Đặc biệt, khi thông tin hạn mặn có ảnh hưởng đến sản xuất lúa được truyền thông dồn dập nêu ra cũng đã tạo nên tâm lý lo sợ của người dân.

Tuy nhiên, khi so sánh dữ liệu thống kê về tình hình xuất khẩu gạo Viêt Nam sang Trung Quốc và thiệt hại sản xuất lúa trong cùng năm 2016 – năm sản xuất lúa bị thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử khoảng 100 năm qua bởi hạn mặn – với kết quả của năm 2020, thì liệu có đáng để hạn chế xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hay không?

Cụ thể, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, vụ đông xuân năm 2015-2016, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam – có đến 405.000 héc ta diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu năm 2016 riêng sang Trung Quốc vẫn lên đến 1,7 triệu tấn.

Còn vụ đông xuân 2019-2020, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 39.000 héc ta diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn, chỉ bằng 9,6% diện tích thiệt hại của năm 2015-2016, tức thiệt hại năm 2019-2020 ít hơn 2015-2016 đến khoảng 366.000 héc ta, trong khi lượng lượng gạo xuất sang Trung Quốc hai tháng đầu năm 2020 chỉ mới đạt hơn 66.000 tấn, nghĩa là khoảng 33.000 tấn/tháng, vẫn thấp hơn năm 2016 với mức trung bình hơn 141.000 tấn/tháng (1,7 triệu tấn/năm).

Qua số liệu so sánh như nêu trên, rõ ràng cơ hội về nguồn cung để Việt Nam có thể tăng xuất khẩu sang Trung Quốc là nhiều. Vậy, thay vì kêu gọi hạn chế, thì cần đẩy mạnh khai thác hơn nữa khi thị trường 1,4 tỉ dân này đang có nhu cầu trở lại, nhằm gia tăng thu nhập cho người trồng lúa vốn chịu nhiều thiệt thòi như thời gian qua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới