Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chưa thấy lợi từ việc vận chuyển hàng trực tiếp đi Mỹ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chưa thấy lợi từ việc vận chuyển hàng trực tiếp đi Mỹ

Hồng Văn thực hiện

Ông Ngô Thanh Minh, Phó chù tịch Hiệp hội chủ hàng Việt Nam-Ảnh: Hồng Văn

(TBKTSG Online) – Từ giữa năm ngoái, hàng loạt hãng tàu tên tuổi trên thế giới đã khai trương tuyến vận chuyển hàng xuất khẩu Việt Nam trực tiếp đi Mỹ từ cảng nước sâu Cái Mép ở Bà Rịa-Vũng Tàu, thay vì trung chuyển bằng tàu con tới các cảng trung chuyển Singapore.

>> Hanjin bắt đầu chuyến tàu đi trực tiếp Việt Nam-Mỹ

>>Bắt đầu các chuyến vận tải biển trực tiếp từ Việt Nam đi Mỹ

Đây là điều mơ ước lâu nay của các nhà xuất khẩu Việt Nam, vốn có nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu, tiềm năng cảng nước sâu thì nhiều nhưng hàng hóa vẫn cứ phải quá cảnh, mất thời gian, tăng cước phí. Thế nhưng, sau khi hàng loạt hãng tàu khai trương tuyến vận chuyển này, theo ông Ngô Thanh Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội chủ hàng Việt Nam, về lý thuyết thì mang lại lợi ích lớn nhưng thực tế, các chủ hàng không thấy lợi ích nào cả.

TBKTSG Online: Sau gần một năm khai trương tuyến vận chuyển trực tiếp từ cảng Cái Mép đi Mỹ, xin ông cho biết các chủ hàng đã nhìn thấy lợi ích gì?

– Ông Ngô Thanh Minh: Hiện giờ, một số hãng tàu đưa tàu tải trọng lớn vào cảng Cái Mép để ăn hàng và vận chuyển trực tiếp đi Mỹ, thường là tới bờ Đông, thay vì phải dùng tàu con, tàu nhánh vận chuyển qua cảng trung chuyển Singapore. Lợi ích thấy ngay được là nhờ không phải qua cảng trung chuyển nên hàng không phải bốc xuống rồi lại xếp lên tàu mẹ ở cảng trung chuyển. Chỉ đơn giản có vậy thôi.

Nhiều hãng tàu bảo rằng nhờ vận chuyển trực tiếp mà họ có thể giảm thời gian vận chuyển?

– Thời gian giảm nhờ không phải qua cảng trung chuyển không nhiều như nhiều người nghĩ. Trước đây, các hãng tàu trung chuyển qua Singapore rồi đi Mỹ nếu so với chạy trực tiếp thì giảm không đáng kể. Việc giảm thời gian vận chuyển nhiều hay ít thì dù có qua trung gian hay vận chuyển trực tiếp, vẫn do cách điều hành, bố trí tàu chạy của hãng tàu. Giảm được 1 hay 2 ngày chẳng nói lên điều gì.

Nhưng còn cước phí, đi trực tiếp thì phải giảm so với vận chuyển qua cảng trung chuyển?

– Tiết kiệm chi phí cho chủ hàng, hay nói thẳng ra là hãng tàu giảm giá cước cho chủ hàng thì tôi chưa thấy. Tất nhiên, vận chuyển trực tiếp thì hãng tàu sẽ thu lợi nhờ tiết kiệm chi phí nhưng hiện tại ở Việt Nam, hãng tàu thì thấy lợi nhưng nhà xuất khẩu thì chưa, vì cước vận chuyển chưa giảm, vẫn giữ nguyên. Thậm chí các hãng tàu còn nhăm nhe tăng cước phí vận chuyển trong quí 3.

Tàu Mathilde Maersk vừa cập cảng quốc tế SP-PSA tại Vũng Tàu ngày 11-5 trong chuyến hành trình trực tiêp đi Mỹ- Ảnh: Quốc Bình.

Vậy trong thời gian tới, khi nhiều hãng tàu tham gia vận chuyển trực tiếp đi Mỹ, theo ông chủ hàng Việt Nam có lợi hay vẫn như bây giờ?

– Hiện tại, do đường quốc lộ 51 đi Vũng Tàu và đường từ quốc lộ 51 vào cảng Cái Mép chưa thuận tiện cho xe container, nên để khuyến khích đưa hàng từ các cảng cạn (ICD) ở TPHCM xuống Cái Mép, hãng tàu cung cấp dịch vụ dùng sà lan kéo container miễn phí.

Tuy nhiên, một khi các hãng tàu vận động nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu giao hàng tại Cái Mép, hoặc nhà nhập khẩu biết có dịch vụ kéo hàng bằng sà lan từ ICD ra Cái Mép thì lúc đó sẽ khác.

Phần lớn chúng ta xuất hàng theo phương thức FOB, giao hàng tại cảng theo lệnh của người mua. Lúc đó, tôi nghĩ hãng tàu sẽ thu phí vận chuyển container hàng hóa từ các ICD ở TPHCM ra Cái Mép bằng sà lan vì nhà xuất khẩu nằm trong thế bị buộc phải đưa hàng ra Cái Mép.

Lúc này, nếu cước phí của hãng tàu vẫn không giảm so với vận chuyển qua cảng trung chuyển như hiện nay thì người chịu thiệt là các chủ hàng. Lợi ích hiện tại lẫn tương lai gần trong việc vận chuyển trực tiếp đi Mỹ thuộc về hãng tàu và cảng chứ chủ hàng khó được lợi.

Về lý thuyết, hãng tàu phải giảm cước vận chuyển nhưng trên thực tế, họ đang cố gắng khắc phục những thua lỗ, thiệt hại trước đây do khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu.

Các chủ hàng than cước phí vận tải biển hiện nay khá cao, trong khi giá xăng dầu thì không cao? Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

– Giá cước vận chuyển đường biển hiện đang cao và còn tăng nữa. Nguyên nhân chỉ có một là do các hãng tàu cố bù đắp cho tổn thất lúc khủng hoảng chứ không thể nói là giá xăng dầu tác động, bởi giá xăng hiện nay không phải là cao, mà thường cước phí vận tải biển bị tác động rất lớn của giá xăng dầu thế giới.

Xin cảm ơn ông!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới