Chứng khoán giảm sâu mùa Covid-19: Tìm ‘cơ’ trong ‘nguy’
Thị trường chứng khoán giảm sâu trong những ngày qua kéo theo tâm lý tiêu cực, nhưng cũng không ít nhà đầu tư chờ đợi cơ hội để sở hữu những cổ phiếu tốt với mức giá rẻ hơn tiềm năng tăng trưởng.
Cơ hội từ gần 24 tỉ đô “bốc hơi”
Diễn biến chung thị trường thế giới và tâm lý lo ngại tác động dịch Covid-19 đến nền kinh tế đã khiến thị trường khoán Việt Nam bị ảnh hưởng theo, với chỉ số VN-Index đã giảm liên tục từ đầu tháng 2. Chỉ tính riêng trong 4 phiên giao dịch tuần này, vốn hóa thị trường chứng khoán đã “bốc hơi” khoảng 552.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 23,8 tỉ đô la Mỹ.
Theo PGS. TS Phạm Văn Hùng, Trưởng Khoa Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, mức giảm giá sâu của dầu mỏ,… đã khiến cho thị trường chứng khoán thế giới, Việt Nam đã và đang giảm sâu.
Tuy nhiên, có thể thấy thị trường cũng chịu tác động mạnh từ yếu tố tâm lý, đặc biệt “cộng hưởng” từ tình hình dịch bệnh phức tạp và diễn biến tiêu cực của nhiều loại tài sản trên thế giới. Dù vậy, mỗi khi nhìn đến yếu tố tâm lý đầu tư, chúng ta lại nhớ đến câu nói “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi” (Warren Buffett). Tức là, trước khi thực hiện giao dịch bạn nên bĩnh tĩnh nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp một cách chuyên tâm nhất. Đây là cơ hội làm giàu cho các nhà đầu tư với một cái đầu “lạnh”.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng nhìn ở góc độ tích cực thì đây cũng là cơ hội để thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, nhà đầu tư tái cơ cấu lại danh mục đầu tư; là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu cơ bản tốt thuộc các lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và những ngành nghề phần nào được hưởng lợi từ giá dầu giảm như: ngành dược, công nghệ, viễn thông, bán lẻ tiêu dùng thiết yếu, đồ dùng chăm sóc cá nhân, nhà cửa; phân bón và điện…
Đáng chú ý là trong bối cảnh các cổ phiếu của nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 như hàng không, dệt may, thuỷ sản, dịch vụ du lịch – khách sạn… đồng loạt giảm mạnh, thì nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có diễn biến tích cực và là bệ đỡ chính giúp thị trường không giảm sâu. Thậm chí có những cổ phiểu vẫn liên tục tăng, đi ngược với xu hướng chung của toàn thị trường. Đơn cử, tính đến phiên ngày 11-3, thị giá cổ phiếu SHB tăng lên 11.100 đồng/cổ phiếu, từ mức 6.400 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm, tăng hơn 70% giá trị.
Ông Hùng dự báo thị trường triển vọng tích cực trong dài hạn. Hơn nữa, trong bối cảnh không thuận lợi, nhà đầu tư vẫn có nhiều cơ hội. Cổ phiếu ngân hàng trong 2 tháng đầu 2020 là một trong những minh chứng cho điều đó.
Chọn cổ phiếu dài hạn
Lý giải về sự “miễn dịch” tốt của một số cổ phiếu ngân hàng dù “cơn bão” Covid-19 vẫn đang “hoành hành”, giới phân tích cho rằng nguyên nhân xuất phát từ yếu tố nội tại của từng nhà băng hơn là một xu hướng chung.
Chẳng hạn, ông Hoang D. Quan, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý Quỹ PVI (PVI AM) cho rằng SHB vẫn là mã cổ phiếu đáng quan tâm để thêm vào danh mục của các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Giá cổ phiếu của SHB đã tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2019 với P/B khoảng 1,04 lần. Các nhà đầu tư hiện đang quan tâm liệu giá cổ phiếu của SHB có thực sự đang được đánh giá đúng giá trị và tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng này?
“Với các chỉ số ấn tượng về tăng trưởng quy mô, quản trị nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn (CAR), quản trị chi phí và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tốt, lợi nhuận của SHB tăng trưởng bền vững trong nhiều năm (năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 3.077 tỉ đồng, tăng trưởng 47% so với năm trước), kèm theo định hướng chiến lược rõ ràng của HĐQT ngân hàng về số hóa và phát triển bền vững, tại mức giá hiện tại, SHB là cổ phiếu tốt và giàu tiềm năng, còn nhiều dư địa tăng trưởng để đầu tư dài hạn”, ông Hoang D. Quan nhận định.
Tất nhiên, với sự tăng giá đột biến gần đây, các nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét áp dụng chiến thuật bình quân giá để tiếp tục mua thêm cổ phiếu của SHB vào danh mục đầu tư, vị chuyên gia tài chính đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư cũng như giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội về ngân hàng, bình luận.
Không chỉ có thị giá “lội ngược dòng”, hiện nay, SHB cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng có tính thanh khoản cao nhất trên sàn chứng khoán. Điều này không chỉ cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu khi dòng tiền đầu tư dồi dào, mà còn là yếu tố thuận lợi cho bản thân ngân hàng trong quá trình tăng vốn sắp tới.
Đáng chú ý là tính đến thời điểm hiện tại, “room” cho nhà đầu tư nước ngoài còn lại của cổ phiếu SHB là hơn 19%, đây là cơ hội của ngân hàng trong việc thu hút dòng vốn ngoại.
“Ngoài lợi thế về thanh khoản đến các chỉ số cơ bản tăng trưởng tốt, “room” cho khối ngoại còn rất nhiều là điểm nhấn đầu tư hấp dẫn với SHB, khi khối ngoại không còn nhiều lựa chọn trên thị trường”, một chuyên gia phân tích chứng khoán khác nhận định.
Mời xem thêm:
SHB đạt hơn 3.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ nợ xấu 1,8%
Cơ hội cho thương hiệu Việt vươn ra biển lớn
SHB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chi trả cổ tức bằng cổ phiếu