Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chứng khoán Mỹ phục hồi, nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về kinh tế TQ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chứng khoán Mỹ phục hồi, nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về kinh tế TQ

Phúc Minh

Chứng khoán Mỹ phục hồi, nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về kinh tế TQ
Chứng khoán Mỹ ngày 26-8 phục hồi nhưng nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo ngại về kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Chứng khoán Mỹ ngày 26-8 tăng giá trở lại sau 6 ngày giảm liên tiếp với ba chỉ số chính đều tăng khoảng 4%.

Chỉ số Standard & Poor 500 đóng cửa tăng 3,9% so với ngày trước đó – mức tăng trong ngày nhiều nhất kể từ tháng 11-2011 – lên 1.940,51 điểm.

Chỉ số Dow Jones đóng cửa tăng 3,95% so với ngày trước đó – mức tăng trong ngày nhiều nhất kể từ tháng 11-2011 – lên 16.285,51 điểm.

Chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa tăng 4,24% so với ngày trước đó – mức tăng trong ngày nhiều nhất kể từ tháng 8-2011 – lên 4.697,54 điểm.

Các thị trường chứng khoán tại châu Á đóng cửa ngày 26-8 cũng đồng loạt tăng trở lại.

Tuy nhiên, ngày 26-8, các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu giảm do mối lo ngại tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại vẫn còn. Các nhà đầu tư nghi ngờ sự thành công của các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc.

Ngày 26-8, chỉ số đô la Mỹ tăng lên, trong khi giá vàng tại thị trường Mỹ giảm đến 17 đô la Mỹ/ounce so với ngày trước đó, xuống còn 1.123 đô la Mỹ/ounce.

Trước đó vào tối ngày 25-8, Trung Quốc đã giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm và giảm 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính nhằm kích thích nền kinh tế. Dù đã góp phần khiến các thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ phục hồi nhưng động thái này vẫn chưa đủ để ngăn đà tuột dốc của các thị trường chứng khoán châu Âu.

Nhà phân tích của Quỹ đầu tư O’Shares, ông Kevin O’Leary, cho rằng sở dĩ như vậy vì triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn còn u ám.

Chuyên gia hàng đầu về kinh tế Trung Quốc của Mỹ Nicholas Lardy cho biết: "Lý do chính khiến Trung Quốc quan trọng như vậy vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Do đó, nếu thành tích kinh tế của Trung Quốc yếu kém, phần còn lại của thế giới sẽ phải trả giá. Nếu Trung Quốc không ổn định được tình hình, bất kỳ sự hồi phục nào của các thị trường châu Âu và Mỹ cũng đều không thể kéo dài. Tại các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới, sự dao động ngày càng lớn".

Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Vitor Constancio ngày 26-8 nói thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc và động thái của Trung Quốc mới đây có thể chỉ gây ra những tác động hạn chế. Ông Constancio cho rằng quy mô của thị trường chứng khoán Trung Quốc không quá lớn và những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc không ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp Đức. Hiện còn quá sớm để ECB đưa ra động thái ứng phó.

* Ngày 26-8, chứng khoán Mỹ tăng lên còn do nhân vật số 3 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Thống đốc Cục dự trữ liên bang tại New York, ông William Dudley, cho biết khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 9-2015 giảm xuống do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại; giá các loại hàng hóa, trong đó có giá dầu, giảm; thị trường biến động… làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng thị trường sẽ còn đầy biến động đến khi Fed đưa ra mức lãi suất mới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới