Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

CIC nắm dữ liệu 45,6 triệu khách hàng vay

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

CIC nắm dữ liệu 45,6 triệu khách hàng vay

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Trong xu hướng các tổ chức độc lập phát triển mạnh về xếp hạng tín nhiệm cá nhân, Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam cũng đang nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

CIC nắm dữ liệu 45,6 triệu khách hàng vay
Ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC trình bày tại Hội nghị. Hình: SBV

Tại Hội nghị tổng kết năm năm 2020 và giai đoạn 2015-2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC cho biết năm 2020, dữ liệu trung tâm này đã vượt trên 30% so với mục tiêu đặt ra tại Đề án phát triển giai đoạn 2015-2020.

Cụ thể, dữ liệu trong năm 2020 tăng hơn 2,9 triệu khách hàng vay (trên 10,7 triệu hồ sơ vay mới), nâng tổng số khách hàng trong kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia lên trên 45,6 triệu khách hàng vay (trong đó trên 1,3 triệu khách hàng pháp nhân và gần 44,3 triệu khách hàng thể nhân).

Trong năm 2020, độ phủ thông tin tín dụng (TTTD) và các chỉ số đo lường tiếp tục được cải thiện. Cụ thể, chỉ số chiều sâu TTTD, một trong hai chỉ số chính để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng, đã tăng trưởng từ 5/8 điểm vào năm 2015 lên điểm tối đa 8/8 năm 2020. Còn độ phủ TTTD tăng từ 41,8% lên 59,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu vực nước có thu nhập cao OECD.

Dữ liệu khách hàng của CIC được cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là các tổ chức tín dụng. Theo lãnh đạo CIC, trong thời gian qua trung tâm đã mở rộng cơ sở dữ liệu về TTTD bao gồm cả thông tin truyền thống và thông tin phi truyền thống, nhằm nâng cao tính minh bạch và độ chính xác của thông tin.

CIC trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, là đơn vị thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý và cung cấp dịch vụ thông tin theo quy định cho các bên liên quan.

Các tổ chức tín dụng có khoản vay với pháp nhân và cá nhân bên cạnh trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho kho chung, còn có thể rà soát thông tin từ CIC để đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng.

Các kho dữ liệu đánh giá mức độ tín nhiệm đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân vì độ phủ chưa lớn và xu hướng đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ hiện nay của các tổ chức tín dụng.

Thậm chí, ghi nhận của TBKTSG Online cho thấy một số đơn vị cho vay dựa trên mô hình có chưa quy định pháp lý (như vay ngang hàng hay vay trực tuyến) tỏ ý muốn được truy cập dữ liệu từ nguồn CIC để đánh giá các hồ sơ vay chính xác hơn.

Ngược lại, ngoài dữ liệu từ CIC, các ngân hàng cũng “mua” báo cáo đánh giá tín nhiệm từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Ngày nay, các đơn vị độc lập cung cấp các báo cáo về điểm tín nhiệm khách hàng cá nhân nở rộ nhanh trong thời gian qua. Nhiều Fintech đưa ra con số được tính toán dựa trên các mô hình định lượng, từ nguồn dữ liệu đầu vào thu thập được từ các công ty viễn thông hay mạng xã hội, hay nhiều nguồn khác nhau.

Trong năm 2020, CIC đã hỗ trợ giảm thiểu tác động của Covid-19 thông qua việc giảm giá sản phẩm, dịch vụ hai lần trong năm 2020 với tổng số tiền là khoảng 200 tỉ đồng, góp phần hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí hoạt động.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới