Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cơ hội cho dệt may đầu tư máy móc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cơ hội cho dệt may đầu tư máy móc

Lê Hoàng

Cơ hội cho dệt may đầu tư máy móc
Ông Phạm Quỳnh Giang (giữa) trả lời những câu hỏi của đại diện các báo đài -Ảnh: Lê Hoàng

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp dệt may sẽ có cơ hội tiếp cận được những máy móc thiết bị hiện đại, đồng thời có thể tìm được những nhà cung ứng nguyên phụ liệu để sản xuất ngay tại thị trường trong nước thông qua một hội chơ chuyên ngành sắp diễn ra tại TPHCM vào tháng 10 tới.

>>> Xuất khẩu dệt may tăng mạnh ở các thị trường chủ lực

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt và may –VTG 2013 sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27-10-2013 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Tân Bình (TBECC) – 446 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TPHCM, theo ban tổ chức, đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.

Tại buổi họp báo giới thiệu về triển lãm này, ông Phạm Quỳnh Giang, Trưởng ban tổ chức của VTG 2013, cho biết triển lãm dự kiến có 200 doanh nghiệp tham gia trưng bày với hơn 360 gian hàng đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Singapore, Đài Loan, Ý, Mỹ và Việt Nam.

Phần lớn các nhà tham gia triển lãm này cho biết sẽ đưa những máy móc thiết bị mới nhất đến với triển lãm nhằm tận dụng cơ hội đầu tư máy móc thiết bị mới của các doanh nghiệp dệt may trong nước để tăng tính cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm.

Theo ông Giang, các nhà cung cấp ngành hàng dệt và sản xuất may mặc rất hào hứng với những triển vọng kinh doanh này, các khu gian hàng đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông và Đài Loan hứa hẹn sẽ được đầu tư quy mô lớn với các thương hiệu đã có mặt ở nhiều nước của các công ty công nghiệp lớn như Tân Sinh, Tân Hưng Thịnh, Dong Guan Hong Sui Industry Investment Co., Ltd, CSP, Taiwan Giu Chun, Taiwan QuinXin, Vạn Sự Lợi……

Theo ông Bùi Trọng Nguyên, Tổng thư ký Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (AGTEK), mục tiêu xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam năm sau luôn tăng cao hơn năm trước mà cụ thể năm nay đạt trên 19 tỉ đô la Mỹ so với năm ngoái là 17 tỉ đô la Mỹ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và cải tiến trong khâu sản xuất.

Cũng theo ông Nguyên, so với các nước như Banglades, Myanmar, Ấn Độ,… doanh nghiệp dệt may trong nước khó cạnh tranh khi thuê lao động với chi phí thấp; đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để cạnh tranh nhằm tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm điện… Do đó nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị mới của doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới theo ông Nguyên là rất lớn.

Triển lãm VTG 2013 có được sự hỗ trợ của AGTEK, Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam… cùng với nhiều đoàn khách tham gia vào sự kiện này.

Triển lãm do chi nhánh Công ty cổ phần Quảng cáo & Hội Chợ Thương mại (Vinexad), Công ty Paper Communication Exhibition Service (Hồng Kông), Công ty Yorkers Trade & Marketing Service Co., Ltd. (Hồng Kông) và Công ty Chan Chao International Co., Ltd. (Đài Loan) phối hợp tổ chức.

Sản phẩm trưng bày gồm dệt may, máy móc và phụ kiện, máy móc kéo sợi, chế biến sợi và phụ kiện, hóa chất và thuốc nhuộm, thiết bị thêu, dệt kim, thiết bị kiểm tra và điều khiển, máy cuộn dây, màn hình dệt, máy móc in ấn trên chất liệu vải, phụ liệu may mặc, trang phục & phụ kiện…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới