Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cơ hội để cải cách thị trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cơ hội để cải cách thị trường

Sơn Nghĩa

Cơ hội để cải cách thị trường
Giá xăng vừa được điều chỉnh giảm 250 đồng chiều tối 11-11-2013. Trong thời gian tới, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép phân phối những mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, dược phẩm… Ảnh: Uyên Viễn.

(TBKTSG) – Nhiều doanh nghiệp trong nước âu lo khi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ được phép phân phối một số mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, gạo và dược phẩm… Nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện nền kinh tế thị trường, khi một số ngành kinh doanh độc quyền nhiều năm qua buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

>>> FDI và cơ hội phân phối

Theo dự thảo Thông tư Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến, doanh nghiệp FDI  sẽ được phép phân phối gạo, dầu thô, dược phẩm…

Còn theo Quyết định 10/2007/QĐ-BTM đang có hiệu lực, các mặt hàng gồm: lúa gạo; đường mía, đường củ cải; thuốc lá và xì gà; dầu thô và dầu đã qua chế biến; dược phẩm; thuốc nổ; sách báo, tạp chí; kim loại quý và đá quý… thuộc danh mục hàng hóa mà các doanh nghiệp FDI không được quyền phân phối.

Và theo Bộ Công Thương, dự thảo thông tư mới khi được ban hành sẽ thay thế Quyết định 10/2007, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2014. 

Doanh nghiệp lo âu

Việc cho phép các doanh nghiệp FDI tham gia thị trường xăng dầu trong nước, đối với một vài doanh nghiệp đầu mối lớn có thể ít bị ảnh hưởng nhờ những lợi thế đang có, nhưng với phần lớn doanh nghiệp khác thì tình hình lại khác.

Do đặc thù của ngành, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần có một lượng vốn lớn và kinh nghiệm. Nếu cho phép doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường xăng dầu, chỉ cần chịu lỗ một năm, những tập đoàn năng lượng này hoàn toàn có thể khẳng định vị thế của mình. Dĩ nhiên, người tiêu dùng có thể hưởng lợi trong vòng một hai năm, khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, giá bán sẽ giảm. Tuy nhiên, sau đó, một biến tướng mới của độc quyền có thể xảy ra. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lại tăng giá xăng dầu. Và hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu. 

Việc cho phép các doanh nghiệp FDI tham gia phân phối ở thị trường nội địa sẽ là cơ hội lớn để phá thế độc quyền các mặt hàng do các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ và tạo sự công bằng về cạnh tranh. Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho người dân.

Giám đốc một đầu mối nhập khẩu xăng dầu ở TPHCM cho biết, kể từ khi gia nhập thị trường, phải mất từ 1-2 năm, Nhà nước mới có thể xem xét doanh nghiệp có dấu hiệu bán phá giá hoặc độc quyền hay không? Nhưng cũng chỉ trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa.

Vị này phân tích thêm, vốn một tập đoàn năng lượng quốc tế lên đến hàng tỉ đô la Mỹ, trong khi một đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu trong nước chỉ ở mức vài chục triệu đô la Mỹ, nên việc cạnh tranh hoàn toàn không có cơ sở.

Dĩ nhiên, những công ty trong nước phải tìm hướng đi riêng bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng kho bãi, bể chứa, hệ thống đại lý để liên kết, sáp nhập với doanh nghiệp nước ngoài. Gọi là liên kết, nhưng thật sự đây là hình thức “thôn tính” của các doanh nghiệp nước ngoài.

Chấp nhận cho doanh nghiệp FDI tham gia phân phối lúa gạo, các doanh nghiệp trong ngành cũng cho rằng, sẽ là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bởi với quy mô nhỏ và tiềm lực vốn ít ỏi, các doanh nghiệp trong nước khó lòng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Kinh nghiệm trong ngành cà phê cho thấy, các doanh nghiệp trong nước đang “đuối” dần so với các doanh nghiệp FDI trong việc mua và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.

Thị trường dược phẩm trong nước cũng đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội và các tập đoàn đa quốc gia như Sanofi, GSK, Novartis… Hiện nguồn nguyên liệu đầu vào đang chiếm đến 50-80% giá vốn của ngành dược. Đây cũng là thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI so với nhiều doanh nghiệp nước.

Lâu nay, các doanh nghiệp FDI luôn chiếm lợi thế từ việc chào mua nguyên liệu với số lượng lớn đi kèm nhiều khoản chiết khấu mua hàng và nhiều ưu đãi khác giúp giá nguyên liệu của các doanh nghiệp FDI thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Ngoài ra, sự linh hoạt, chủ động trong việc tổ chức nguồn cung ứng nguyên liệu cũng là lợi thế của các doanh nghiệp FDI khi họ có được nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau (châu Âu, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…) với giá tốt nhất, đồng thời giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số đối tác lớn.

Cơ hội để cải cách

Ngược lại với những nỗi lo của doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, việc cho phép các doanh nghiệp FDI tham gia phân phối ở thị trường nội địa sẽ là cơ hội lớn để phá thế độc quyền các mặt hàng do các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ và tạo sự công bằng về cạnh tranh. Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để vận hành thị trường xăng dầu, vai trò của Nhà nước cần được phát huy triệt để. Nhà nước cần áp dụng những biện pháp hỗ trợ “mềm” cho doanh nghiệp trong nước, tránh bị thôn tính bởi các doanh nghiệp nước ngoài mà không vi phạm những nguyên tắc của WTO. Cụ thể, Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trong nước qua vốn của quỹ đầu tư phát triển. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những khoản vay thương mại, nhưng trên thực tế vẫn là những khoản vay “trợ cấp mềm”.

Mặt khác, Nhà nước có thể “kiểm soát” các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc áp đặt hạn ngạch, tỷ lệ nội địa hóa đối với mặt hàng xăng dầu nhằm hạn chế lượng nhập khẩu xăng dầu từ bên ngoài của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo ra một cơ chế tốt để doanh nghiệp có động cơ cạnh tranh. Nếu xóa bỏ độc quyền, một số doanh nghiệp trong nước có thể gặp khó khăn trong một thời gian, về dài hạn khả năng thành công và tồn tại của doanh nghiệp là hoàn toàn có thể.

Tương tự trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, cho phép doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn để đầu tư và công nghệ được chuyển giao từ những nước có nền nông nghiệp phát triển. Ngoài ra, việc cho phép doanh nghiệp FDI tham gia thị trường phân phối lúa gạo sẽ giúp đẩy giá mua lúa từ nông dân lên cao hơn. Và đây còn là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cải cách từ bên trong, thay đổi để tồn tại và hạn chế tình trạng độc quyền xuất khẩu gạo như trong thời gian qua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới