Thứ Ba, 3/10/2023, 10:11
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Cơ hội để ngành dệt may lựa chọn đơn hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cơ hội để ngành dệt may lựa chọn đơn hàng

Ông Diệp Thành Kiệt, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng ngành dệt may cần rà soát lại chính mình – Ảnh: Văn Nam

(TBKTSG Online) – Phía Mỹ đã công bố lần 2 rằng hàng dệt may Việt Nam không bán phá giá nhưng theo các chuyên gia, cơ hội sắp tới không đến từ Mỹ mà đến từ các khách hàng của Trung Quốc.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, cho rằng sẽ không có sự gia tăng đột biến về số lượng đơn hàng từ Mỹ trong thời gian tới.

Lý do là khi chưa có công bố chính thức từ phía Mỹ thì ngành dệt may Việt Nam đã nhận nhiều đơn hàng từ các doanh nghiệp Mỹ. Có khác biệt chăng là, nếu trước đây khách hàng đặt hàng tương đối cầm chừng, dè dặt, thì bây giờ khách hàng mạnh dạn hơn trong quyết định của mình.

Bên cạnh đó, có một yếu tố tác động từ bên ngoài là Chính phủ Trung Quốc tạm thời ngưng hoạt động các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm trong vòng 3 tháng trước khi Olympic 2008 diễn ra, bao gồm các nhà máy dệt may, dệt nhuộm ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Vì nguyên nhân này, một số khách hàng châu Âu, Mỹ, Nhật… đang có xu hướng chuyển những đơn hàng sản xuất tại Trung Quốc trong khoảng thời gian ngắn này sang một số nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp dệt may trong nước cân nhắc, lựa chọn đơn hàng của những khách hàng lâu dài với giá tốt hơn.

Nhưng đối với ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn này, theo ông Kiệt, có 2 vấn đề cần khắc phục. Thứ nhất, cần củng cố lại khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, đặt vấn đề về chi phí sản xuất tăng cao trong thời gian qua để khách hàng có sự hỗ trợ. Thứ hai, đây chính là thời điểm phù hợp nhất để các doanh nghiệp rà soát lại chính mình, cân nhắc các khoản chi phí sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao hơn, tránh lãng phí.

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ năm 2007 chiếm trên 55% thị phần hàng dệt may trong nước. Điều này có nghĩa bất kỳ sự biến động nào từ thị trường Mỹ dù lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục chịu chương trình giám sát chống phá giá từ phía Mỹ đến hết năm 2008.

VĂN NAM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới