Thứ Bảy, 3/06/2023, 07:45
28 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Có thể kiện Trung Quốc bán phá giá hàng dệt may  

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Có thể kiện Trung Quốc bán phá giá hàng dệt may  

Hàng dệt may trong nước đang bị cạnh tranh gay gắt từ hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc – Ảnh: LÊ TOÀN

(TBKTSG Online) – Việt Nam có cơ sở để kiện chống bán phá giá hàng dệt may từ Trung Quốc, nhưng điều đáng buồn là ngành dệt may trong nước vẫn chưa có số liệu chính xác để đo lường và khởi động một vụ kiện.

Hàng dệt may của Trung Quốc đang tràn vào các nước láng giềng như Việt Nam, bởi Mỹ, thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Trung Quốc, đang giảm mạnh các đơn hàng do kinh tế suy thoái.

Theo Trung tâm thông tin thương mại, Bộ Công thương, hơn 69% hàng dệt may và quần áo xuất khẩu của Trung Quốc đang tìm đường sang thị trường ASEAN và các nước châu Phi với giá bán được đánh giá là rẻ hơn 50% so với năm ngoái.Ông Diệp Thành Kiệt, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may thêu đan TPHCM (Agtek), cho biết hiện hàng dệt may Trung Quốc giá rẻ đi vào Việt Nam thông qua đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch và thường làm từ những nguyên liệu tồn kho và dư thừa trong quá trình sản xuất.

Giá thành của những sản phẩm này đã được tính vào thành phẩm xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Mỹ, EU, nên hàng dệt may Trung Quốc mới có giá rẻ ở thị trường Việt Nam. Với việc bán hàng tồn, các doanh nghiệp Trung Quốc đã vi phạm những điều khoản quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chống bán phá giá. Do vậy, ông Kiệt cho rằng Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để kiện Trung Quốc bán phá giá các sản phẩm dệt may ở thị trường nội địa.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngành dệt may trong nước cho biết tới giờ, vẫn không có một số liệu chính xác để đo lường những tác động của hàng dệt may Trung Quốc ở thị trường nội địa.

Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực đầu năm 2005, quy định đại diện nhà sản xuất trong nước chiếm ít nhất 25% khối lượng hoặc giá trị của ngành hàng đó ở thị trường trong nước có quyền khởi động vụ kiện. Tại Việt Nam, hiện hai tổ chức là Hiệp hội dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may thêu đan TPHCM đều đáp ứng tiêu chuẩn này.

Còn hàng hoá nhập khẩu từ một nước chiếm 3% trở lên trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng đó và trên 7% nếu từ nhiều nước có thể bị khởi kiện chống bán phá giá tại Việt Nam nếu thấy giá bán thấp hơn giá thành. Thực tế hiện nay, ai cũng thừa biết hàng dệt may của Trung Quốc nhập vào Việt Nam đã vượt quá tỷ lệ 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may.

HỒNG VĂN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới