Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Công bố danh sách sản phẩm sữa nhiễm melamine

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Công bố danh sách sản phẩm sữa nhiễm melamine

Sản phẩm sữa tăng chiều cao cho trẻ từ 1 tuổi trở lên của Golden Food. Đây là sản phẩm nhiễm chất melamine – Ảnh: An Quý.

(TBKTSG Online) – Hôm nay (2-10), Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thuộc Bộ Y tế đã công bố danh sách các công ty có các sản phẩm sữa nhiễm melamine căn cứ vào các kết quả xét nghiệm mà các trung tâm và viện vừa gửi lên.

Theo danh sách mà Cục VSATTP công bố tính đến 15 giờ chiều ngày 2-10, đã có 18 sản phẩm sữa của 8 công ty sản xuất và kinh doanh sữa trên địa bàn Hà Nội và TPHCM đã nhiễm chất melamine.

Các công ty này bao gồm: Công ty TNHH Kim Ấn, Công ty CP Hóa chất Á Châu, Công ty CP Sữa Hà Nội, Công ty CP Thực phẩm Vàng (Golden Food), Công ty TNHH Chế biến lương thực thực phẩm Mai Anh, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Đại Vinh, Công ty CP Thực phẩm Anco và Công ty Minh Dương.

Trong đó, Công ty TNHH Kim Ấn là doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM phát hiện có sản phẩm sữa tươi hiệu Yili Pure Milk nhiễm chất melamine khi công ty này nhập khẩu 1.494 thùng (24 hộp lọai 1 lít/ thùng) sữa tươi từ Tập đoàn Công nghiệp Yili vùng Nội Mông, Trung Quốc. Công ty này đã tiêu thụ ra thị trường 88 thùng và 5 hộp, số hàng còn lại đã bị Sở Y tế TPHCM niêm phong từ ngày 21-9.

Trong danh sách 8 doanh nghiệp được công bố, Công ty Anco và Sữa Hà Nội (Hanoimilk) là hai doanh nghiệp lớn tại thị trường Hà Nội có tới 4 sản phẩm nhiễm chất melamine.

Ngày 1-10 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội cũng đã công bố mẫu sữa Anco Full Cream Milk (sữa bột nguyên kem) là nguyên liệu sữa do Công ty Anco (Ba Vì) và Hanoimilk mua của Công ty Hoàng Lâm (Hà Nội) có nguồn gốc từ Công ty Weihai Jinbao Dairying & Quingdao Suncare Nutritinonal Technology (Trung Quốc). Các nguồn sữa này đều dương tính với melamine.

Trước đó, ngày 23-9, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra Công ty Hoàng Lâm, phát hiện doanh nghiệp này đã bán gần hết 42 tấn nguyên liệu sữa nguồn gốc Trung Quốc.

Trong đó, Công ty Anco mua 23,9 tấn, Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) mua 17 tấn. Còn lại hơn một tấn sữa bị rách bao bì, hư hỏng, Công ty Hoàng Lâm đã tự tiêu hủy từ ngày 29-4. Lần theo dấu vết, đoàn thanh tra đã niêm phong hai tấn sữa bột nguyên kem đã bán tại kho của Công ty Anco ở Ba Vì.

Cùng ngày, tại TPHCM, sau khi căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh y tế công cộng gửi lên ngày 29-9, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó cục trưởng Cục VSATTP đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm của Công ty cổ phần Hóa chất Á Châu và yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp giấy chứng nhận về cục trước ngày 6-10. Cục cũng yêu cầu công ty Á Châu thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm có chứa melamine trước ngày 10-10 và báo cáo lên Sở Y tế TPHCM và các cơ quan chức năng.

THU HIỀN

Anco xin được kiểm định lại

Cuối giờ chiều ngày 2-10, Công ty cổ phần thực phẩm ANCO đã họp báo tại Hà Nội để công bố những thông tin xung quanh kết quả kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy mẫu nguyên liệu của ANCO có nhiễm melamine.

Ông Phan Đức Bình, chủ tịch HĐQT của ANCO, cho biết, ngày 26-9 công ty đã gửi mẫu nguyên liệu sữa – cũng từ lô hàng sữa bột mua từ công ty Hoàng Lâm mà thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã lấy mẫu – đến công ty kiểm định quốc tế SGS của Thụy Sỹ có trụ sở tại TPHCM. Ngày 1-10, công ty này đã nhận được kết quả kiểm định cho thấy lô sữa bột nguyên liệu đó không có chất melamine.

Tuy nhiên, ông Bình khẳng định việc ANCO công bố kết quả kiểm định do mình tự thực hiện không có nghĩa là không thừa nhận kết quả của Viện Dinh dưỡng.

Ngay chiều ngày 1-10, khi nhận được công bố của Viện Dinh dưỡng, công ty đã có mặt tại Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và Viện Dinh dưỡng để làm việc và gửi công văn cho các đơn vị này, mong được xem xét kiểm định lại.

Theo ông Bình, nguồn nguyên liệu sữa của ANCO không được nhập từ các công ty có tên trong danh sách 22 công ty mà Trung Quốc công bố có sản phẩm nhiễm melamine. ANCO cam kết hợp tác với các cơ quan chức năng để đảm bảo tính xác thực của thông tin và tiếp tục gửi các mẫu sản phẩm khác đến các cơ quan chức năng để kiểm định.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, giám đốc điều hành của ANCO cho hay, sữa tiệt trùng mang nhãn hiệu UHT của ANCO là sản phẩm duy nhất có sử dụng nguyên liệu sữa bột có xuất xứ từ Trung Quốc do công ty Hoàng Lâm nhập khẩu và bị phát hiện dương tính với melamine theo kết quả kiểm định của Viện Dinh dưỡng. Song công ty đã thu hồi 230 nghìn lít sữa với tổng giá trị là 5 tỉ đồng, trong đó có khoảng 182 nghìn lít sữa có sử dụng nguyên liệu của công ty Hoàng Lâm.

VÂN OANH

Danh sách sản phẩm nhiễm melamine do Bộ Y tế cung cấp:

TT

Tên sản phẩm

Tên công ty

Địa chỉ

Xuất xứ

1

Sữa Pure Milk hiệu Yili

Sữa nhập khẩu, không rõ

Trung Quốc

2

Sữa tươi Yili (1lít)

Công ty TNHH Kim Ấn

182/19 Bis Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TPHCM

nt

3

Sữ tươi Yili hương original (250ml)

nt

nt

nt

4

Sữa tươi Yili (250ml)

nt

nt

nt

5

Sữa tươi Yili

nt

nt

nt

6

NLTP: Non diary creamer Thái Lan

Công ty cổ phần Hoá chất Á Châu

Tòa nhà Etown2, 364 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TPHCM

Thái Lan

7

Full cream milk powder grade A

Công ty cổ phần Sữa Hà Nội

Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc

Trung Quốc

8

Blue Cow – Full cream milk powder used for UHT milk

Công ty cổ phần Sữa Hà Nội

Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc

nt

9

Sữa tăng chiều cao Golden Food cho trẻ em từ 01 tuổi trở lên (hộp giấy)

Công ty cổ phần Dinh dưỡng Thực phẩm vàng

Lầu 6, tòa nhà 22, 22 bis Lê Thánh Tôn, Q.1, TPHCM

Chưa rõ nguồn gốc

10

Sữa bộ Advanded Distribution

Công ty TNHH CBLTTP Mai Anh

149-149/1A Thống Nhất, P.17, Q. Tân Bình, TPHCM

Chưa rõ nguồn gốc

11

Bánh quy Khong Guan

Công ty TNHH TM&DV Đại Vinh

Indonesia

12

Bánh quy Khong Guan

nt

Malaysia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới