Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Covid-19 kéo tăng trưởng bán lẻ xuống thấp nhất trong 7 năm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Covid-19 kéo tăng trưởng bán lẻ xuống thấp nhất trong 7 năm

Lê Hoàng

(TBKTSG Online) – Bán lẻ là một trong những ngành ở Việt Nam bị ảnh hưởng khá mạnh do dịch bệnh Covid-19, việc đi lại mua sắm của người tiêu dùng vẫn thực hiện nhưng với tần suất thấp hơn so với trước, cơ cấu tiêu dùng của từng gia đình cũng có thay đổi đáng kể.

Doanh nghiệp lớn nhỏ đều 'thấm đòn' vì dịch Covid 19

Covid-19 kéo tăng trưởng bán lẻ xuống thấp nhất trong 7 năm
Mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm so với mức tăng trưởng của những năm trước đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong 2 tháng đầu tiên của năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 674 ngàn tỉ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 13,3% của cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2-2020  ước tính đạt 414,1 ngàn tỉ đồng, giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 325,2 ngàn tỉ đồng, dù tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn bị sụt giảm 6,7% so với tháng trước đó.

Đáng lưu ý, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chỉ đạt 44,2 ngàn tỉ đồng, giảm 13% so tháng trước và giảm 3,9% so với cùng kỳ 2019; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,3 ngàn tỉ đồng, giảm 21% so tháng trước và giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu dịch vụ khác đạt 41,4 ngàn tỉ đồng, giảm 10,2% so với tháng trước đó,…

 

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm. Đồ họa: Hùng Lê. Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Thời điểm sau Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa có mức tiêu thụ không cao, trong khi thông tin dịch bệnh do Covid-19 lan rộng khiến người tiêu dùng ít đến những nơi đông người, hầu hết các trung tâm thương mại trở nên vắng vẻ, việc mua bán của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh.

Đáng chú ý là dịch vụ lưu trú và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiều khách hủy tour và hủy đặt phòng lưu trú vì lo ngại dịch bệnh do Covid-19. Trên thực tế, từ khi thông tin về dịch viêm phổi cấp do Covid-19 diễn ra ngay thời điểm Tết Nguyên đán đến nay, nhiều hoạt động kinh tế như du lịch, buôn bán, giao thương gần như tê liệt, ngay cả các hoạt động thường nhật của người dân cũng bị xáo trộn đáng kể và kéo dài đến hiện nay.

Tính chung 2 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 863,9 ngàn tỉ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,4% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,3%). Đây được xem là mức tăng thấp nhất của 2 tháng kể từ năm 2014 đến nay.

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2014-2020 lần lượt là: 13,7%; 11,3%; 9,9%; 9,6%; 10,4%; 12,2%; 8,3%.

 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm 2019 và 2020. Đồ họa: Hùng Lê Nguồn: Tổng cục Thống kê

Vào năm ngoái, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2-2019 đạt 390,8 ngàn tỉ đồng, giảm 3% so với tháng 1-2019 và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 301,4 ngàn tỉ đồng, giảm 3,4% so với tháng trước và tăng 12,5% với cùng kỳ năm 2018.

Phân tích các ngành hàng và địa phương

Trong các ngành hàng, ô tô có mức tăng trưởng 11,2%; xăng, dầu tăng 11%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 9,5%; may mặc tăng 8,9%; lương thực, thực phẩm tăng 8,6%; phương tiện đi lại tăng 7,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 4,7%.

Một số địa phương có mức doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng khá: Quảng Ninh tăng 13,8%; Hải Phòng tăng 13,6%; Thanh Hóa tăng 11,9%; Nghệ An tăng 10,9%; Hà Nội tăng 10,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,6%; Đà Nẵng tăng 8,2%; Khánh Hòa tăng 7,9%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 95 ngàn tỉ đồng, chiếm 11% tổng mức và chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân hạn chế đi lại và ăn uống ngoài gia đình, đồng thời việc tạm ngừng cấp visa cho khách Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến dịch vụ lưu trú, ăn uống. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng so với cùng kỳ năm trước giảm ở hầu hết các địa phương, trong đó Khánh Hòa giảm 24,2%; Lâm Đồng giảm 10,2%; Hà Nội giảm 8,1%; Cần Thơ giảm 5,6%; TPHCM giảm 5%; Thanh Hóa giảm 2,9%; Bình Định giảm 1,6%.

Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 7,4 ngàn tỉ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 12,8%), trong đó Hà Nội giảm 9,5%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 9,7%; Quảng Nam giảm 12,8%; Thanh Hóa giảm 23,6%, TPHCM giảm 1,2%,…

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới