Thứ ba, 12/11/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Cư dân mạng thờ ơ bản tin máy tính nhiễm mã độc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cư dân mạng thờ ơ bản tin máy tính nhiễm mã độc

Công Sang

(TBKTSG Online) - Đã hơn hai ngày nay, kể từ khi việc phát hiện của Microsoft về máy tính xuất xứ từTrung Quốc có cài sẵn mã độc cùng lời cảnh báo những máy tính đó có thể đã được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam lan truyền trên internet, cư dân mạng trong nước vẫn không có nhiều chú ý.

Cư dân mạng thờ ơ bản tin máy tính nhiễm mã độc
Người tiêu dùng lựa chọn máy tính tại các trung tâm điện máy. Ảnh : Đình Nghĩa

Dạo quanh một số diễn đàn, trang web có đông cư mạng nhất hiện nay, số lượng người đọc bản tin về phát hiện trên dù khá cao, nhưng số lượng bình luận chưa tới 10%, như tinhte với 232 lượt đọc, 4 người bình luận, webtretho hơn 400 lượt đọc nhưng chỉ vỏn vẹn có 6 người trả lời. Trong số đó, “khá” nhất là trang tin tức của Yahoo Việt Nam với hơn 70 lời bình, trong đó phần lớn là kêu gọi tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giải thích về vấn đề này, một vị đại diện của hãng phần mềm diệt virus nước ngoài có văn phòng tại TPHCM (không tiện nêu tên) cho biết, thứ nhất, báo cáo của Microsoft còn “mập mờ” khi không nêu rõ số máy tính bị mã độc Nitol là do cài phần mềm Windows không có bản quyền hay mã độc này được cài trực tiếp vào phần cứng máy tính.

Theo ông, nếu mã độc do cài phần mềm Windows lậu thì chúng sẽ bị diệt khi người tiêu dùng sử dụng các chương trình diệt virus có bản quyền. Còn nếu mã độc được cài sẵn trong phần cứng thì mọi chuyện có lẽ đã khác.

Thứ hai, việc máy tính bị phần mềm độc hại do sử dụng phần mềm lậu đối với người tiêu dùng Việt Nam là chuyện… không có gì mới.

Theo khảo sát của TBKTSG Online, một máy tính xách tay, máy tính để bàn hiện nay có giá tầm 7 triệu đồng. Tuy nhiên để cài hệ điều hành Windows, Microsoft Office, phần mềm diệt virus… có bản quyền, người tiêu dùng phải bỏ thêm không dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ mất khoảng 150 ngàn đồng là người tiêu dùng có đầy đủ tất cả các phần mềm trên khi cài lậu ở các tiệm dịch vụ tin học.

“Do đó nếu máy tính không có sẵn mã độc thì trước sau cũng có, vì phần lớn người tiêu dùng trong quá trình sử dụng đều cài đặt thêm các phần mềm để hỗ trợ công việc. Đa số các phần mềm đó đều là phần mềm không có bản quyền”, vị đại diện trên nói.

Theo báo cáo về thực trạng vi phạm bản quyền toàn cầu 2012 do BSA và IDC công bố, dù tỷ lệ vi phảm bản quyền ở Việt Nam đã giảm trong 5 năm qua nhưng vẫn ở mức khá cao là 85%, xếp thứ ba khu vực châu Á Thái Bình Dương sau Sri Lanka và Indonesia (86%).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới