Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cửa hẹp cho điện gió phát triển

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cửa hẹp cho điện gió phát triển

Phi Tuấn

Hiện tại công suất điện gió vẫn chỉ dừng lại 7,5 MW, và sắp tới là 30 MW. Ảnh: Phi Tuấn

(TBKTSG Online) – Mức đầu tư cao, cộng thêm đầu ra còn ách tắc do giá bán cao, cùng với việc thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ, đang đặt các dự án đầu tư điện gió ở Việt Nam trước bài toán khó.

Ông Mai Đình Trung, Phó giám đốc Ban quản lý dự án Điện khí hóa nông thôn và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng vì giá điện còn quá cao so với giá bán điện hệ thống, vì thế nếu phát triển các nguồn năng lượng thông thường thì có thể có hiệu quả hơn, thêm nhiều nguồn điện hơn.

Ông Trung nói rằng các dự án năng lượng thông thường có công suất lên đến hàng nghìn MW, nhưng giá chỉ 5 cent/kWh. Còn các dự án điện gió, giá khoảng 12 cent/kWh, nhưng công suất nhỏ trong khi chiếm nhiều diện tích đất đai.

“Hiện nay, theo nghiên cứu của chúng tôi, giá điện gió còn khá cao, nên việc phát triển các dự án điện gió hoạt động theo cơ chế thương mại, công nghiệp, chưa thể phát triển rộng rãi được, mà chỉ nên dừng ở mức quy mô nhỏ nhằm để trình diễn, học tập, và tạo lập kinh nghiệm mà thôi”, ông Trung nói.

Theo lý giải của ông Trung thì việc chọn lựa nguồn năng lượng nào để đầu tư còn phải phụ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh phù hợp của từng quốc gia, và trong việc phát triển năng lượng tái tạo, thì các nguồn năng lượng như sinh khối mà đại bộ phận dân chúng đang sử dụng ở nông thôn cần được ưu tiên cải thiện hơn.

Ông Trung cũng cho biết thêm, hiện nay tổng số dự án đã tham gia đăng ký, chuẩn bị các mức độ khác nhau, là khoảng 15 đến 20 dự án, với tổng công suất đăng ký khoảng 3.500 MW. Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ hiện thực hóa được bao nhiêu dự án, công suất bao nhiêu, còn tùy vào quá trình khảo sát tiềm năng gió đúng hay không, cũng như cơ chế chính sách hỗ trợ.

Theo ông, đây cũng chính là một sức ép, vì nếu như con số dự án với tổng công suất 3.500 MW đó được triển khai, thì việc giải quyết bài toán đầu ra rất khó, vì ở mức giá chênh lệch 12 cent so với giá hệ thống là 5 cent, thì phần hỗ trợ của nhà nước rất là lớn. “Tiền hỗ trợ là tiền của nhà nước, và nếu dùng số tiền đó đầu tư vào những dự án điện năng khác thì lợi ích lớn hơn nhiều”, ông Trung lập luận.

Ông Trung thừa nhận rằng điện gió là loại năng lượng sạch, không gây hại cho môi trường, không phát thải khí thải nhà kính, nhưng theo ông mức tiêu thụ năng lượng của người Việt Nam rất thấp so với thế giới, và Việt Nam là quốc gia không thuộc diện phải giảm khí thải nhà kính.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới