Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cúm gia cầm đã lan tới 10 tỉnh thành

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cúm gia cầm đã lan tới 10 tỉnh thành

Thùy Dung

Cúm gia cầm đã lan tới 10 tỉnh thành
10 tỉnh thành trên cả nước đã phát hiện ổ dịch cúm gia cầm.

(TBKTSG Online) – Tính tới ngày 15-2, đã có thêm tỉnh Hà Tĩnh phát hiện hai ổ dịch cúm gia cầm (H5N1) tại huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, đưa tổng số tỉnh thành có dịch trên cả nước lên con số 10.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thú y, từ ngày 11 đến ngày 14-2, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện gần 1.250 con gia cầm có kết quả dương tính với H5N1, trong số đó chủ yếu là vịt.

Như vậy, theo tổng hợp của Cục Thú y, cả nước tính đến ngày 15-2 đã có 13 huyện, 16 xã của 10 tỉnh có dịch cúm gia cầm. Số lượng gia cầm chết và bị tiêu hủy là gần 17.500 con trong đó gà là hơn 3.000 con (chiếm 18,78%) và vịt là hơn 14.000 con (chiếm 81,22%).

So với cùng kỳ năm 2011, số ổ dịch năm 2012 tuy thấp hơn nhưng tỷ lệ vịt mắc bệnh nhiều hơn và sự phân bố về mặt không gian của các ổ dịch phân tán hơn.

Từ năm 2003 tới nay trên cả nước có 119 ca nhiễm cúm, trong đó có 61 ca tử vong. Riêng năm 2012, đã phát hiện 2 ca tử vong do nhiễm cúm gia cầm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), virus cúm gia cầm năm 2012 có độc lực mạnh hơn. Những năm trước, vắc-xin Re5 cho hiệu quả tới 90- 100% thì hiện nay vắc-xin này chỉ hiệu quả khoảng 60-70% và đang có nguy cơ không còn bảo vệ gia cầm nữa.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho hay, mặc dù không khuyến cáo người dân dừng tiêm phòng vắc-xin này, nhưng nhà nước sẽ không bỏ tiền mua vắc-xin để tiêm phòng đại trà như trước đây nữa.

Các tổ chức quốc tế cũng đã khuyến cáo Việt Nam nên giảm dần bao cấp trong tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia cầm trong dân, và nên để cho người dân tự bỏ tiền ra tiêm phòng. Như vậy họ có trách nhiệm hơn và hiệu quả cao hơn.

Mặc dù nhiều tổ chức đang nghiên cứu loại vắc-xin mới có tính bảo vệ cao hơn, nhưng Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần vẫn chưa thể đưa ra chính xác khi nào có vắc-xin mới.

Tuy nhiên, theo ông Tần, việc quan trọng nhất là phải phát hiện sớm và xử lý nhanh, không để lây lan chứ không nên phụ thuộc quá vào vắc-xin. Thái Lan và một số nước khác cũng không sử dụng vắc-xin. Khi phát hiện dịch ở đâu, họ bao vây và xử lý ngay nên khống chế dịch bệnh rất tốt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới