Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đã ký kết 4.000 tỉ đồng tín dụng cho đầu tư tàu đánh cá

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đã ký kết 4.000 tỉ đồng tín dụng cho đầu tư tàu đánh cá

T.Thu

Đã ký kết 4.000 tỉ đồng tín dụng cho đầu tư tàu đánh cá
Ngư dân Trần Huấn (trái) được vay vốn hỗ trợ đóng tàu của BIDV chi nhánh Thừa Thiên -Huế vào tháng 12-2014. Ảnh: BIDV cung cấp

(TBKTSG Online) – Cho đến nay, sau hơn một năm triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng để ngư dân đóng mới 365 tàu và nâng cấp 20 tàu, với tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hôm 7-3.

Mức cho vay từ 60% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu. Tài sản bảo đảm là chính con tàu vay vốn đóng mới, nâng cấp. Giải ngân và dư nợ đến nay đạt gần 2.000 tỉ đồng, và đã có 84 tàu cá đóng mới và 12 tàu nâng cấp được hạ thủy đi vào hoạt động.

Đáng chú ý, từ tháng 6-2015 đến nay, việc ký kết các hợp đồng tín dụng của ngư dân đã tăng lên đáng kể, với số lượng hợp đồng tín dụng được ký kết tăng gấp 5 lần so với thời điểm ngày 30-6-2015.

Tại hội nghị “Sơ kết hơn một năm triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ” do NHNN phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hôm nay 7-3 tại Quảng Ngãi, các ngân hàng thương mại và ngư dân cũng ký 14 hợp đồng tín dụng nữa để đóng mới thêm 14 con tàu công suất lớn, hiện đại với số tiền các ngân hàng cam kết cho vay trên 190 tỉ đồng.

Thông cáo báo chí gửi đi từ NHNN hôm 7-3 cho biết tại hội nghị, các ý kiến tham luận đã nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ ngành thuỷ sản, như liên quan đến thuế giá trị gia tăng trong đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ, hay vấn đề bảo hiểm, vấn đề về thực hiện mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả sản xuất của ngư dân,….

Để giải quyết những khó khăn những vướng mắc này, có một số ý kiến cho rằng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương và các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho hoạt động đánh bắt, giao thông đường thủy, triển khai các mô hình liên kết trong hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản, hướng dẫn thống nhất về thuế giá trị gia tăng,… thông cáo cho biết.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ tập trung vào các chính sách hỗ trợ cho ngư dân khai thác hải sản xa bờ như cho vay đóng tàu, nâng cấp tàu đánh bắt, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có công suất lớn, trong đó có cho vay để mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ đánh bắt, bảo quản… cho vay vốn lưu động để trang trải các chi phí….

Chủ tàu được vay tối đa từ 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng tàu, nâng cấp tàu (bao gồm cả máy móc, ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, máy móc thiết bị bảo quản hải sản, bảo quản hàng hóa, bốc xếp hàng hóa), tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính.

Thời hạn cho ngư dân vay là 11 năm với lãi suất từ 1- 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp. Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc.

Xem thêm:

Ngư dân được vay với lãi suất 1-3% để đóng tàu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới