Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đà Nẵng: Giải pháp nào cho lữ hành và khách sạn phát triển song hành?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đà Nẵng: Giải pháp nào cho lữ hành và khách sạn phát triển song hành?

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) – Ngành du lịch Đà Nẵng đang chịu áp lực lơn khi sự tăng trưởng của cơ sở ưu trú (10 lần) cao hơn khách du lịch (6 lần) bên cạnh các vấn đề khác như chênh lệch nguồn khách, quy mô và năng lực của cơ sở lưu trú…

Đà Nẵng: Giải pháp nào cho lữ hành và khách sạn phát triển song hành?
Khai mạc Triển lãm và Toạ đàm Giải pháp Ngành Khách sạn Đà Nẵng 2019 diễn ra cả ngày hôm nay, 29-8, tại Cung hội nghị quốc tế Ariyana, thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Nhân Tâm

Những vấn đề này được chia sẻ tại Triển lãm và Toạ đàm Giải pháp Ngành Khách sạn Đà Nẵng 2019 diễn ra cả ngày hôm nay, 29-8, tại Cung hội nghị quốc tế Ariyana, thành phố Đà Nẵng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 60 gian hàng từ khách sạn và các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng như gần 2.000 khách tham gia.

Nhân dịp này, TBKTSG Online ghi nhận những ý kiến khác nhau của những người trong cuộc cho vấn đề này.

Ông Đoàn Hải Dăng, Chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng và Giám đốc Vietravel tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi:

Ông Đoàn Hải Đăng. Ảnh: Nhân Tâm

Khách nội địa vẫn là nguồn khách chính trong bất cứ thời gian nào của Đà Nẵng. Đây cũng chính là nguồn khách hỗ trợ khi khách quốc tế đến Đà Nẵng có sự sụt giảm. Vì vậy chúng ta phải giữ nguồn khách nội địa.

Bên cạnh đó, khách du lịch, kể cả nội địa và quốc tế, ngày càng khó tính. Đây là cơ hội để các cơ sở lưu trú nâng cao chất lượng dịch vụ. Nguồn nhân lực tại các khách sạn cũng phải được nâng cao.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng và Chủ tịch Công ty Vietnam TravelMArt:

Ông Cao Trí Dũng. Ảnh: Nhân Tâm

Trong xu thế phát triển hiện nay, ngày càng nhiều khách du lịch thích sử dụng dịch vụ OTA (đặt dịch vụ khách sạn và vé máy bay cũng như tour cơ bản qua mạng). Đây là mối nguy cho các đơn vị trung gian – là các công ty lữ hành.

Trong thời gian tới, các công ty lữ hành phải phối hợp với các khách sạn trong “thương chiến” với OTA, để cho ra được những sản phẩm chuyên biệt. Khi đã có những sản phẩm chuyên biệt, giá cả hợp lý và sự hợp tác tốt sẽ có lợi cho cả ngành du lịch.

Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ các thị trường trọng điểm trong thời gian tới mà công ty lữ hành và khách sạn cần phục vụ. Theo thứ tự là nội địa, Đông Bắc Á (5 thị trường: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hong Kong), Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Phillipines, Indonesia), Châu Âu-Úc-Mỹ (đây sẽ là nguồn khách nhắm đến sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất), Ấn Độ, Trung Đông và các thị trường khác. 

Ông Trần Trà, Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên Du lịch Đà Nẵng:

Ông Trần Trà. Ảnh: Nhân Tâm

Không phải khách Âu, Mỹ là những người khó tính, mà chính là những khách Á như Ấn Độ và Trung Đông. Họ đòi hỏi những nhu cầu chuyên biệt. Ví dụ họ cần những nhà hàng chuyên thức ăn Halal hay dịch vụ dành cho Phật giáo và Hồi giáo trong khách sạn (không gian làm lễ).

Tôi nghĩ, các cơ sơ lưu trú nên quan tâm đến những dịch vụ, sản phẩm này khi lượng khách này đóng vai trò chính và đang tăng lên. Bên cạnh đó, tôi thấy khách MICE (du lịch kết hợp hội họp) từ Ấn Độ đang tăng. Đây là nguồn khách tiềm năng mà các khách sạn nên lưu tâm.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng và Phó Tổng Giám đốc Furama Resort Đà Nẵng:

Ông Nguyễn Đức Quỳnh. Ảnh: Nhân Tâm

Vấn đề của Đà Nẵng có nhiều đường bay quốc tế, nhưng mỗi đường bay chỉ có 1 chuyến, khó cho những đoàn lớn, như đoàn khách MICE từ Ấn Độ chẳng hạn. Khách sạn 3-4 sao tại Đà Nẵng chiếm đa số nhưng số phòng mỗi khách sạn  không nhiều. Các đoàn lớn thường phải chia ra ở nhiều nơi. Giá cả cũng là một điều cần tính đến.

Cung Hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng hiện nay có phòng hội nghị lớn nhất nước và từng tổ chức các sự kiện lớn như APEC 2017. Một giải pháp khả thi là tăng cường hợp tác giữa Ariyana và các công ty lữ hành để cùng thu hút khách đoàn và MICE. Hai bên giới thiệu cho nhau khi có đoàn khách.

Ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng quản lý lữ hành, Sở Du lịch Đà Nẵng:

Ông Huỳnh Đức Trung. Ảnh: Nhân Tâm

Trong định hướng sắp tới, ngành du lịch Đà Nẵng tập trung một số phân khúc như khách nội địa và MICE nước ngoài bên cạnh những thị trường lâu nay.

Sắp tới sẽ thành lập quỹ xúc tiến du lịch. Các doanh nghiệp, bao gồm lữ hành và khách sạn cùng góp tiền đi xúc tiến bên cạnh  chương trình xúc tiến chung của sở. Quỹ này có vốn khoảng 10 tỉ đồng. Hy vọng với quỹ này, Đà Nẵng sẽ đạt được mục tiêu phát triển các nguồn khách và đa dạng hóa thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới