Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đại biểu QH: “Nhân dân chán cán bộ chỉn chu và trau chuốt”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đại biểu QH: “Nhân dân chán cán bộ chỉn chu và trau chuốt”

Lan Nhi

Đại biểu QH: “Nhân dân chán cán bộ chỉn chu và trau chuốt”
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng cùng các đại biểu Quốc hội tại phiên họp. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Các đại biểu Quốc hội đã có nhiều phát biểu khá thẳng thắn, tâm tư trước khi rời vai trò đại biểu khóa XIII. Có ý kiến cho rằng nhân dân đã quá chán những cán bộ chỉn chu, trau chuốt với những ngôn từ phát ngôn theo kiểu “tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao”.

Tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu cho rằng đây là kỳ Quốc hội lần đầu thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi) có nhiều tiến bộ hơn trước, lần đầu tiên chất vấn cả nhiệm kỳ với các vị trí đứng đầu Quốc hội và Chính phủ.

Tuy nhiên, như đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu thì “Dù sang Quốc hội của nhiệm kỳ mới vẫn còn nặng nợ với cử tri” vì trong đó có vai trò của từng đại biểu Quốc hội. Ông Nghĩa nói sự đánh giá của cử tri đôi lúc rất nghiệt ngã nhưng cũng rất công bằng và độ lượng. Cử tri không cần những đại biểu có tư tưởng xuân thu, nhị kỳ đi họp nhưng không thể hiện chính kiến, gây lãng phí thời gian, công sức của nhân dân và thậm chí lãng phí cơ hội của người khác.

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nhấn mạnh: “Nhân dân chán lắm rồi những cán bộ chỉn chu, trau chuốt với những ngôn từ tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao”.

Ông Lê Nam bày tỏ việc nhân dân và cán bộ đảng viên cần những người lăn vào cuộc sống, có đủ quyền hành nhưng cũng đủ những ràng buộc về trách nhiệm, công khai, minh bạch,… để những hy sinh, sáng tạo, cống hiến của họ được đến với nhân dân, thay cho tình trạng “chỉ chờ đến khi được giao nhiệm vụ thì mới thực hiện”.

Ngay tại Quốc hội, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) cho rằng, tại nhiều kỳ họp, nhất là càng về sau càng có nhiều đại biểu Quốc hội vắng mặt, ít phát biểu. Đại biểu còn chưa phản ánh được hết tâm tư, ý chí, nguyện vọng của cứ tri để Quốc hội bàn bạc, quyết định. Có một số luật đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội khoa XIII nhưng ban soạn thảo chuẩn bị không kịp, không đạt chất lượng, xin lùi qua khóa XIV để cho ý kiến; hoặc có nhiều luật ban hành rồi nhưng thiếu nghị định, thông tư hướng dẫn nên không thể áp dụng được.

Phát biểu về báo cáo nhiệm kỳ của Quốc hội, nhưng các đại biểu nhấn mạnh vào chất lượng đại biểu Quốc hội. Vẫn đại biểu Tiếp cho rằng, chất lượng đại biểu Quốc hội có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đại biểu cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến từ Quốc hội và cử tri. Nếu chất lượng đại biểu tốt lên thì việc giám sát tối cao, hoạt động của Quốc hội sẽ mạnh lên.

Ông dẫn chứng: "Quốc hội quyết định ngân sách nhưng để vốn vay đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, thiếu giám sát, kiểm tra, đề nghị Chính phủ khắc phục làm cho nợ công, nợ quốc gia tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, dẫn đến nguy cơ mất an toàn nền tài chính quốc gia. Do đó cần những đại biểu có chất lượng, có tầm tham gia đóng góp, phản biện để các chính sách, vấn đề giám sát đưa ra thật hiệu quả".

Ông Huỳnh Nghĩa đề nghị Quốc hội khóa mới nên nghiên cứu, quy định và chọn lựa đại biểu Quôc hội chuyên trách thật sự có năng lực, xứng tâm, xứng tầm và trọng trách được giao.

Thậm chí, đại biểu Trương Thị Huệ còn đề nghị xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng đại biểu Quốc hội, tránh tình trạng đại biểu hoạt động tích cực, hiệu quả cũng như đại biểu hoạt động chưa tích cực. Bà nhấn mạnh việc này vì đây là “nguyên nhân hạn chế thúc đẩy tiến trình đổi mới của Quốc hội”.

Mời xem thêm:

Quốc hội không làm luật thì làm gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới