Thứ Bảy, 23/09/2023, 22:51
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Đàm phán Doha sắp có lối ra?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đàm phán Doha sắp có lối ra?

Trụ sở WTO ở Geneva, Thuỵ Sỹ. WTO hy vọng kết thúc vòng đàm phán Doha cuối năm nay. – Ảnh: AFP

(TBKTSG Online)- Đại diện các nước đang phát triển đã lên tiếng ủng hộ những đề nghị mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc giảm thuế trên hàng nông sản nhưng vẫn không đồng ý về mức thuế WTO đặt ra với các mặt hàng phi nông sản.

Tuần trước, WTO đưa ra đề nghị các nước công nghiệp giảm thuế quan trung bình khoảng 54% đối với các mặt hàng xuất khẩu nông sản từ các nước đang phát triển.

Thay mặt Nhóm 20 nền kinh tế mới nổi, đại sứ Brazil, Clodoaldo Hugueney, đã hoan hô dự thảo mới của WTO về nông sản “là một nền tảng tốt cho các bước tiếp theo”. Tuy nhiên, ông Hugueney lại không mấy thiện cảm với những đề nghị của WTO về sản phẩm công nghiệp. Theo đó, WTO kêu gọi các nền kinh tế mới nổi áp dụng mức thuế quan tối đa là 23% đối với các sản phẩm công nghiệp. Dự thảo này cũng không đề cập đến số lượng mặt hàng mà một nước phải áp thuế theo quy định mới.

Vòng đàm phán Doha xoay quanh việc tự do thương mại đa phương được triển khai ở thủ đô Doha của Qatar vào tháng 11-2001 nhưng đã đi vào mớ bòng bong các cuộc tranh cãi giữa các nước đang phát triển và khối công nghiệp hoá.

Các nước đang phát triển thì yêu cầu được rộng đường tiếp cận thị trường nông sản ở thế giới công nghiệp. Đáp lại, các nước công nghiệp lại đòi hỏi điều kiện giao dịch tốt hơn cho những sản phẩm phi nông sản của mình ở các nước đang phát triển.

WTO dự định sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng vào tháng 4-2008 nhằm đạt đến một thoả hiệp về giao thương các mặt hàng nông sản và phi nông sản với hy vọng kết thúc vòng đàm phán Doha cuối năm nay.

Trong khi đó, Hội đồng châu Âu vẫn tỏ ra thờ ơ với những tín hiệu nối lại đàm phán Doha của WTO với nhận định “Tất cả các phần của đàm phán phải được xúc tiến đồng bộ: hàng hoá, nông nghiệp, và dịch vụ”. EU cho rằng WTO chưa cầm cân nảy mực giữa công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp.  

T.G (Theo AFP)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới