Thứ Ba, 15/10/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Đánh giá chuẩn công trình xanh dự án bất động sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đánh giá chuẩn công trình xanh dự án bất động sản

Đình Dũng

(TBKTSG Online) - Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (Vietnam Green Building Council - VGBC) vừa giới thiệu hệ thống chứng nhận công trình xanh Lotus và kêu gọi các nhà phát triển dự án bất động sản trong các thành phố trên cả nước tham gia chương trình xanh nhằm tiết kiệm năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường, vốn đang ngày một xấu đi.

Hệ thống đánh giá công trình xanh Lotus sẽ đánh giá các dự án qua các tiêu chí như tiết kiệm năng lượng, nước, nguyên liệu, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu chất thải, môi trường sống của cộng đồng cũng như tác động của dự án đến môi trường xã hội xung quanh.

VGBC là một tổ chức phi chính phủ, được Hội đồng Công trình Xanh thế giới (trụ sở tại Toronto, Canada) và Bộ Xây dựng Việt Nam chứng nhận và cấp phép hoạt động vào tháng 7-2007.  

Ông Yannick Millet, Giám đốc điều hành VGBC, cho biết cũng giống như các hệ thống chứng nhận công trình xanh trên thế giới như LEED, BREEAM của Vương quốc Anh, Green Star của Úc hay Green Mark của Singapore, hệ thống Lotus được xây dựng dựa trên hệ thống quốc tế, áp dụng phù hợp cho các dự án của Việt Nam.

Hiện VGBC đang tiến hành mô hình thí điểm một số dự án. Trong đó, tòa nhà Liên hiệp quốc tại Hà Nội sẽ là dự án xanh Lotus đầu tiên, tiếp theo sẽ là các dự án như khu nghỉ mát Six Senses Hideaway tại Nha Trang, khu nghỉ mát Indochina Capital tại Côn Đảo và cao ốc văn phòng Centre Point tại TPHCM…

Theo ông Millet, hệ thống đánh giá công trình xanh Lotus sẽ không tập trung vào các cao ốc văn phòng, mà sẽ trải rộng ra các phân khúc khác như dự án căn hộ, trường học và nhà xưởng v.v.

Theo thông tin của VGBC tại buổi giới thiệu Lotus được tổ chức tại khách sạn Windsor Plaza ở TPHCM ngày 24-6, trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50 – 90% chi phí xử lý chất thải.

Hiện VGBC đang tìm kiếm thêm nhiều dự án thí điểm trong năm 2009 – 2010.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới