Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đập nước trên sông Mekong sẽ làm tuyệt chủng nhiều loài cá

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đập nước trên sông Mekong sẽ làm tuyệt chủng nhiều loài cá

Phúc Minh

Hơn một nửa người dân Campuchia phụ thuộc vào nguồn cá của sông Mekong để đáp ứng nhu cầu protein cần thiết mỗi ngày. Ảnh: AFP

(TBKTSG Online) – Ủy ban sông Mekong cảnh báo chính phủ Campuchia, nếu các dự án thủy điện dự kiến được thực hiện, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một nửa loài cá sống trong lưu vực sông này.

Ngoài Campuchia, nhiều nước Đông Nam Á khác đều có kế hoạch xây dựng các trạm thủy điện quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của các nước.

Theo Ủy ban sông Mekong, sông Mekong có thể xem là con sông mẹ của Campuchia, hơn một nửa người Campuchia sống dọc hai bên bờ sông Mekong.

“Ăn cây nào rào cây ấy”, câu nói này đối với người Campuchia càng chính xác vạn lần. Trong chế độ ăn uống của người dân Campuchia bình thường, cá trên sông Mekong là nguồn cung cấp chính protein.

Sông Mekong luôn là vùng đất của cá và gạo. Nước sông lên xuống định kỳ làm cho đất đai hai bờ sông màu mỡ, khiến khu vực này trở thành khu vực sản xuất lúa gạo nổi tiếng thế giới.

Ủy ban sông Mekong cảnh báo đề nghị của chính phủ Campuchia về việc xây đập trên sông Mekong sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức sống của người dân Campuchia.

Chính phủ Campuchia hiện đang đề nghị xây dựng 12 trạm thủy điện trên sông Mekong. Các chuyên gia cho biết nếu điều đó xảy ra, một số lượng lớn các loài cá di chuyển ngược dòng trên con sông này sẽ chết. Ngoài cá, một số loài động vật sống trên sông khác cũng có nguy cơ tuyệt chủng do kế hoạch sửa chữa đập.

Ủy ban sông Mekong cho biết mặc dù họ hiểu mục đích của chính phủ muốn phát triển thủy điện nhưng như vậy, hệ sinh thái trong lưu vực sông Mekong và sinh kế của hàng triệu người Campuchia phải đặt trong tình trạng lo lắng.

Ủy ban sông Mekong thành lập vào năm 1957 trên cơ sở Ủy ban Điều phối hạ lưu sông Mekong cũ.

Tháng 4-1995, bốn nước hạ lưu sông Mekong gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, thừa nhận: “Sông Mekong và tài nguyên thiên nhiên liên quan là tài sản tự nhiên có giá trị lớn mang lại sự giàu có về kinh tế – xã hội và cải thiện mức sống của tất cả các nước dọc theo sông Mekong”.

(theo BBC)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới