Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dầu khí và xăng dầu cùng lao đao trong năm Covid

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Dầu khí và xăng dầu cùng lao đao trong năm Covid

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Giá dầu thô năm 2020 chỉ đạt 73% so với mức giá kế hoạch là 60 đô la Mỹ/thùng khiến cho Tập đoàn Dầu khí (PVN) sụt giảm doanh thu. Tập đoàn xăng dầu (PLX) cũng sụt giảm lợi nhuận do giá và cầu giảm.

Dầu khí và xăng dầu cùng lao đao trong năm Covid
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai, bên phải) tiến độ một số dự án trọng điểm. Ảnh: DNCC

Giá dầu thô xuất khẩu năm 2020 được Quốc hội giao chỉ tiêu cho PVN (thu về ngân sách) với mức 60 đô la Mỹ/thùng nhưng thực tế giá dầu thô bình quân năm 2020 chỉ đạt 43,8 đô/thùng, bằng 73% so với mức giá kế hoạch năm (giảm 23,7 đô la); tức là giảm 35,1% so với giá dầu bình quân năm 2019 là 67,5 đô la/thùng.

Bối cảnh sụt giảm chung của giá dầu thô trên thế giới đã khiến nhiều doanh nghiệp dầu khí quốc tế thua lỗ, phá sản. Tuy nhiên, PVN nhân đà này cũng hoàn thành kế hoạch gia tăng trữ lượng dầu khí trước 6 tháng, đạt 15 triệu tấn quy dầu (kế hoạch năm là 10-15 triệu tấn quy dầu).

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2020 đạt 566 ngàn tỉ đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 83 ngàn tỉ đồng (hơn 100% kế hoạch năm). Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17,5 ngàn tỉ đồng. Sản lượng khai thác dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 26 ngày, đạt 11,47 triệu tấn, vượt 8,0% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác khí đạt 9,16 tỉ mét khối (m3).

Các nhà máy sản xuất điện, đạm, lọc hóa dầu của PVN được vận hành an toàn, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên các nhà máy được thực hiện theo đúng yêu cầu thiết kế, sản lượng vượt kế hoạch đề ra.

Từ những khó khăn trong thực tế và thách thức trước mắt, PVN đặt mục tiêu trong năm 2021 là "quản trị biến động – tối đa giá trị – mở rộng thị trường – tận dụng cơ hội – liên kết đầu tư – phục hồi tăng trưởng”.

Hiện nay, PVN đang có tổng tài sản 35 tỉ đô la và tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí, các dự án trọng điểm như: Chuỗi dự án Lô B, mỏ Cá Voi Xanh; LNG Thị Vải; LGP Sơn Mỹ, Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; các dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với Tập đoàn là nhiều dự án nhóm A còn chậm tiến độ.

Đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) vừa công bố số ước kinh doanh năm 2020 với doanh thu ước tính 123 ngàn tỉ đồng, lãi trước thuế 1,268 ngàn tỉ đồng, lần lượt thực hiện 101% và 81% kế hoạch.

Giá xăng dầu sụt giảm, cầu thấp hơn cung do dịch bệnh, thiên tai bão lũ ở miền Trung đã gây ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrolimex.

Sang năm 2021, Petrolomex đặt mục tiêu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu (hoạt động cốt lõi), trong đó tập trung phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu, đầu tư mới, hiện đại hóa hệ thống cửa hàng hiện hữu…Đồng thời, doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải thực hiện phương án giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước, theo Quyết định số 908/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 như kế hoạch đề ra.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới