Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đâu là tâm điểm cần hỗ trợ để khôi phục kinh tế?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đâu là tâm điểm cần hỗ trợ để khôi phục kinh tế?

Bùi Trinh

(TBKTSG) – Mọi hy vọng đang dồn vào các chính sách mà Chính phủ đang và sẽ áp dụng để khôi phục nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp là tâm điểm. Vấn đề đặt ra là trọng tâm của chính sách nên hướng vào đối tượng nào để nền kinh tế có thể nhanh chóng phục hồi?

Trước hết cần tìm hiểu xem đâu là những khu vực đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế.

'Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc Trung Quốc'

Hậu Covid, đừng chờ phép màu từ ông Bụt!Đâu là tâm điểm cần hỗ trợ để khôi phục kinh tế?

Xem xét cấu trúc giá trị tăng thêm theo thành phần kinh tế chiếm trong GDP trong gần 15 năm qua (2005-2018), có thể thấy tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước năm 2018 tuy có tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2005, nhưng vẫn không quá 10% trong GDP (9,1%); thành phần kinh tế có tỷ trọng giá trị tăng thêm lớn nhất trong GDP là khu vực kinh tế cá thể, mặc dù tỷ trọng này giảm 2,9 điểm phần trăm từ 32,1% năm 2005 xuống 29,2% năm 2018; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,1 điểm phần trăm, từ 15,2% GDP năm 2005 lên 20,3% GDP năm 2018.

Như vậy nếu chỉ tập trung vào khu vực doanh nghiệp tư nhân, giúp giá trị tăng thêm của khu vực này tăng trưởng 10% trong năm 2020, trong khi các thành phần kinh tế khác không đổi, thì chỉ giúp GDP tăng trưởng chưa tới 1% (0,9%). Nhưng nếu giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế cá thể tăng 10% sẽ làm GDP tăng 2%.

Từ số tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2018 (xem biểu đồ) của Tổng cục Thống kê, có thể thấy rằng nếu giả thiết giá trị tăng thêm khu vực kinh tế Nhà nước đến cuối năm 2020 tăng 3%, kinh tế tư nhân tăng 7%, kinh tế cá thể 6%, khu vực FDI tăng 10% thì GDP năm 2020 tăng trưởng khoảng 5,2%.

Mức tăng trưởng của các thành phần kinh tế như trên trong năm 2020 tuy khó, nhưng không phải bất khả thi. Như vậy Chính phủ không chỉ cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, mà còn cần tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho thành phần kinh tế cá thể.

Xét về ngành, cần tập trung ưu tiên hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ngành có mức lan tỏa đến giá trị gia tăng cao (tổng giá trị gia tăng + thuế sản phẩm – trợ cấp = GDP), lan tỏa đến lao động cao, phát thải ra môi trường thấp, lan tỏa đến nhập khẩu thấp. Nghiên cứu cho thấy những ngành có tầm quan trọng tương đối với nền kinh tế nên là: Nông nghiệp; Thủy sản; Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và thủy sản; Dệt, may, da giày; Nhóm ngành dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, giao thông, viễn thông, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, giáo dục đào tạo).

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới