Thứ Ba, 3/10/2023, 22:27
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Đẩy mạnh cơ khí hóa đồng ruộng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đẩy mạnh cơ khí hóa đồng ruộng

Trịnh Minh Giang

(TBKTSG) – Với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng, việc cơ khí hóa đồng ruộng đã từng bước được chú trọng. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng vẫn phổ biến theo kiểu truyền thống.

Nông dân vẫn dùng trâu bò để cày bừa; sạ, cấy, gặt vẫn theo cách thủ công; việc tưới tiêu vẫn bằng những chiếc gàu sòng; việc vận chuyển vẫn chủ yếu bằng sức người hoặc trâu bò… Cách làm này tốn nhiều công, kéo dài thời gian, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thất thoát nhiều và dĩ nhiên làm tăng giá thành của hạt lúa.

Giá thành sản xuất lúa cao trước hết làm giảm lợi nhuận của nông dân, nhìn rộng hơn cũng chính là giảm sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, giảm lợi ích của toàn xã hội. Chính vì vậy, bản thân nông dân phải chủ động đẩy mạnh cơ khí hóa đồng ruộng. Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng cần gánh một phần trách nhiệm.

Việc cơ khí hóa quá trình sản xuất lúa cần chú ý ở tầm vĩ mô. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất các loại máy móc phục vụ nông nghiệp, đưa ra nhiều biện pháp ưu đãi hơn nữa để nông dân có thể mua sắm được máy móc, phương tiện phục vụ việc sản xuất lúa như cho vay vốn với lãi suất thấp, đầu tư các cơ sở phơi sấy, các điểm tạm trữ lúa gạo, các trạm bơm phục vụ tưới tiêu…

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hướng dẫn nông dân sử dụng máy móc có hiệu quả, chẳng hạn thực hiện dồn điền, đổi thửa, thành lập các hợp tác xã cơ khí nông nghiệp, cử cán bộ hướng dẫn, thành lập các trung tâm phân phối, bảo trì máy móc, thiết bị…

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần có sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với nông dân để giúp họ có thêm điều kiện trang bị thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Còn các nhà khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu để sản xuất các phương tiện, máy móc phù hợp với điều kiện đồng ruộng, tập quán sản xuất và tình hình thu nhập của nông dân.

Có như vậy mới mong nền nông nghiệp nước nhà phát triển bắt kịp thế giới và góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp ngay tại nông thôn như lái máy cày, máy kéo; mua bán, sửa chữa máy móc cùng nhiều dịch vụ khác…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới