Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

ĐBSCL có nước ngọt nhưng vẫn chưa thể xuống giống

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ĐBSCL có nước ngọt nhưng vẫn chưa thể xuống giống

Thùy Dung

ĐBSCL có nước ngọt nhưng vẫn chưa thể xuống giống
Trung Quốc xả nước nhưng nhiều nơi chưa đủ nước ngọt để xuống giống. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Mặc dù không thể giải quyết triệt để hạn, xâm nhập mặn, song việc xả nước của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông cũng sẽ góp phần đẩy lùi xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL trong tháng 4 này. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn chưa thể xuống giống do lượng nước ngọt vẫn chưa đủ.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL do Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tổ chức chiều 5-4 tại Hà Nội.

Tại buổi họp, ông Trần Đức Cường, Phó chánh văn phòng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, cho biết nguồn nước sông Mê Kông về Việt Nam sẽ kéo dài đến 29-4. Dự kiến tổng lượng nước về đến Việt Nam trong cả đợt xả này tại Tân Châu, Châu Đốc (sông Tiền, sông Hậu) đến hết tháng 4 đạt 1,44 tỉ mét khối. Mực nước tại Châu đốc sẽ đạt đỉnh 0,71m ngày 7-4, lưu lượng dòng chảy tăng đạt đỉnh 4.300 m3/s (ngày 5-4). Đây là lượng nước đáng kể để giải quyết bài toán hạn, mặn.

Ông Trần Đức Cường đánh giá, nếu không có đợt xả này, tại sông Cổ Chiên, độ mặn 1 phần nghìn sẽ xâm nhập vào sâu khoảng 50 km, với đợt xả này sẽ đẩy độ mặn ra xa khoảng 8 km. Tại sông Cửa Đại, nếu không có đợt xả nước, độ mặn 1 phần nghìn sẽ vào sâu 45 km; có nguồn nước xả sẽ đẩy ra khoảng 10 km. Tại cửa sông Hậu, không có nguồn nước xả độ mặn 1 phần nghìn sẽ vào sâu khoảng 70 km; khi có nguồn nước xả sẽ đẩy độ mặn ra xa khoảng 6-7 km.

“Như vậy, nguồn nước sông Mê Kông từ Trung Quốc chảy về tuy không giải quyết triệt để nhưng cũng giải quyết phần nào bài toán hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Trần Đức Cường nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT cho rằng, thông thường tâm lý người dân khi nghe thấy có nước về sẽ xuống giống.

“Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy lợi cùng Cục Trồng trọt rà soát cụ thể đến từng vùng, chỉ rõ vùng nào, chỗ nào có nước ngọt tại thời điểm nào để chỉ đạo người dân xuống giống cho phù hợp. Có nước ngọt về, việc giải quyết trước mắt là nước sinh hoạt, nước cho gia súc, vườn cây ăn trái lâu năm… Riêng việc xuống giống lúa vụ Hè Thu và cả Thu Đông sắp tới, người dân cần nghe theo sự hướng dẫn để không bị thiệt hại”, ông Tỉnh nhấn mạnh.

Theo ông Đồng Văn Tự, Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập, Tổng cục Thủy lợi, tại các vùng cách cửa biển khoảng 30 km, hiệu quả lấy nước ngọt không lớn, nông dân tuyệt đối không xuống giống, phải chờ trời mưa. Những vùng ngọt, cách biển khoảng 70 km, căn cứ vào nguồn nước nông dân sẽ chủ động xuống giống. Với vùng giáp ranh, địa phương sẽ căn cứ tình hình và quyết định lịch thời vụ, nông dân cần thực hiện theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp và địa phương.

Ông Tỉnh cho hay, việc Trung Quốc xả nước cũng chỉ là giải pháp tình thế về hạn, mặn. Về lâu dài, để giải quyết bài toán phòng, chống hạn mặn không chỉ riêng cho vùng ĐBSCL mà cả các vùng khác là Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, một trong những giải pháp quan trọng được tính đến là rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các vùng và các địa phương, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, cấp nước,… phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt…

Đọc thêm:

Cần 34.000 tỉ đồng ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Sản xuất nông nghiệp thời hạn, mặn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới