Thứ Hai, 25/09/2023, 07:16
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


ĐBSCL: Giá cá tra tăng nhưng nông dân lãi thấp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ĐBSCL: Giá cá tra tăng nhưng nông dân lãi thấp

Lê Hoàng Vũ

Nuôi cá tra gia công ở cồn Tân Lộc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

(TBKTSG Online) – Hiện nay ở Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu thịt trắng 24.500 – 25.000đồng/kg, cá tra thịt vàng 23.000 – 24.000đồng/kg, trừ giá thành 18.000 đồng/kg (chưa tính lãi suất ngân hàng), nông dân lãi 6.500 đồng/kg.

Sản lượng cá tra Đồng Tháp thu hoạch trong tháng 2-2011 khoảng 20.000 tấn, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.

Dù giá cao, người nuôi cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn do lãi suất vay ngân hàng quá cao. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL, sản lượng cá tra năm 2011 chỉ bằng 50% sản lượng của năm 2010, dự kiến từ đây đến cuối năm đạt khoảng 500 ngàn tấn, 70 % sản lượng này tập trung ở vùng nguyên liệu nuôi cá của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, còn lại 30% của nông dân tự nuôi.

Lý do giảm sản lượng vì mấy năm qua cá tra xuống giá, chi phí thức ăn cao, người nuôi bị thua lỗ, không còn vốn để theo nghề nuôi cá. Ông Trần Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Hùng Cá ở Đồng Tháp, cho biết: “Tiền lời vào ngân hàng nhiều hơn vào người nuôi. Hiện giá thành một kg cá tra nguyên liệu khoảng 21.700 đồng, trong đó trả tiền lãi vay ngân hàng đã mất khoảng 1.500 đồng, tức là lãi suất ngân hàng chiếm xấp xỉ 7% giá thành con cá. Còn giá bán hiện là 23.000 đồng/kg, doanh nghiệp chỉ lời được 1.300 đồng/kg, chiếm 6% giá thành con cá”.

ĐBSCL đang có khoảng 5.000 héc ta mặt nước nuôi cá tra, trong đó tỉnh Đồng Tháp làm trên 2.000 héc ta, An Giang chiếm trên 1.500 héc ta, TP. Cần Thơ gần 1.000 héc ta và một số địa phương khác.

Còn ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thủy sản Thới An (Cần Thơ), cho biết, từ trước tết đến nay giá cá tra mỗi tuần đều tăng khoảng 1.000 đồng/kg, nhưng nông dân cũng không dám đầu tư vì giá thức ăn cũng tăng mạnh và lãi suất ngân hàng cao. Chỉ có những tổ hợp tác hay những HTX liên kết với doanh nghiệp qua các hợp đồng ký kết cung cấp thức ăn cho người nuôi mới mạnh dạn đầu tư để tìm nguồn lợi bền vững cho người nuôi. Nếu một mình hộ nông dân tự đầu tư mà vay vốn ngân hàng vào lúc này thì chẳng khác nào như thuyền đi biển khơi gặp giông bão”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới