Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

ĐBSCL: Tôm sú nuôi đầu vụ bị chết nhiều

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ĐBSCL: Tôm sú nuôi đầu vụ bị chết nhiều

Theo thông tin từ Cục Nuôi trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tuy mới bước vào đầu vụ nuôi tôm sú năm 2008, nhưng đã có hàng chục ngàn héc ta nuôi tôm sú bị thiệt hại.

Thống kê chưa đầy đủ của ngành thủy sản cho biết tại Cà Mau đã có khoảng 33.837 héc ta tôm nuôi bị chết (chiếm 13% diện tích nuôi tôm), mức độ tôm bị thiệt hại 60-70%, tại Bạc Liêu cũng đã có hơn 200 héc ta, tỉnh Kiên Giang khoảng 3.000 héc ta và tỉnh Sóc Trăng cũng khoảng 3.000 héc ta diện tích nuôi tôm bị thiệt hại.

Nguyên nhân tôm sú chết là do người nuôi không tuân thủ lịch thả nuôi của ngành thủy sản. Ngoài ra, do bị ảnh hưởng của thời tiết (ngày nóng, đêm lạnh, mưa trái mùa) gây sốc tôm giống khi thả. Nghiêm trọng hơn, phần lớn các diện tích bị thiệt hại do người nuôi mua thả tôm không rõ nguồn gốc, khi phát hiện tôm bị bệnh thì xả nước ao nuôi, tạo điều kiện cho bệnh lây lan ra vùng khác.

Để khắc phục tình trạng tôm nuôi bị thiệt hại, Cục Nuôi trồng yêu cầu các địa phương vận động người nuôi tôm khoanh lại những vùng tôm bị thiệt hại, không xả nước ra môi trường để dịch bệnh không lây lan sang các vùng khác. Người nuôi tôm cũng được yêu cầu cải tạo lại ao nuôi (nhất là các ao vừa bị dịch bệnh), tuân thủ nghiêm ngặt lịch thả nuôi của ngành thủy sản, thả tôm với mật độ thưa…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm, hoá chất và các vật tư khác. Quản lý vệ sinh môi trường vùng nuôi, tránh xảy ra dịch bệnh.

Cục Nuôi trồng thuỷ sản cũng khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm để phát huy vai trò quản lý cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, quản lý môi trường vùng nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới