Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Để khởi nghiệp thành công hãy học tập từ các mô hình “thất bại”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Để khởi nghiệp thành công hãy học tập từ các mô hình “thất bại”

Ngọc Hùng

Để khởi nghiệp thành công hãy học tập từ các mô hình “thất bại”
Chuyên gia Tony Wheeler đang chia sẻ những kinh nghiệp khởi nghiệp của Úc cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Ảnh: SVF cung cấp.

(TBKTSG Online) – Việt Nam đang có phong trào khởi nghiệp nhưng mới chỉ là giai đoạn ban đầu. Vì thế, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm “thất bại trong khởi nghiệp" để không lặp lại thất bại và tiến kịp các nước.

Đó là chia sẻ của chuyên gia đến từ Úc ông Tony Wheeler tại buổi họp mặt hệ sinh thái đổi mới sáng tạo TPHCM diễn ra ngày 7-8 tại Saigon Innovation Hub (SiHub). Đây là một trong những hoạt động của Tony Wheeler tại Việt Nam thông qua những hoạt động liên quan đến khởi nghiệp Startup Vietnam Foundation (SVF – Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Saigon Innovation Hub (SiHub), Swiss Entrepreneurship Program (Swiss EP)…

Diễn giả đến từ Úc nhận thấy, ở Úc độ tuổi khởi nghiệp là từ 35 tuổi trở lên. Đây là những người đã đi làm một thời gian đã có một số tiền nhất định trong ngân hàng nhưng không muốn tiếp tục làm thuê nên khởi nghiệp. Còn ở Việt Nam có xu hướng khác, đó là có nhiều bạn trẻ khởi nghiệp.

Nhìn một cách tổng thể thì điều này cũng dễ hiểu vì phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam mới chỉ giai đoạn ban đầu, trong khi những người ở độ tuổi U40 vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ để làm lại từ đầu bằng các dự án khởi nghiệp – vốn chứa đầy những rủi ro đi kèm.

Trao đổi bên lề với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online về những ưu nhược điểm trong độ tuổi khởi nghiệp ở Việt Nam, ông Hoàng Minh Ngọc Hải, Giám đốc điều hành Value Commerce Hub (CVHub) một trong những đơn vị có những chương trình, dự án hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp cho rằng, do mỗi nước có mỗi đặc điểm khác nhau nên trong trường hợp của Việt Nam để thành công trong khởi nghiệp, các nhóm cần có một người ngoài 30 tuổi.

Đây là những cá nhân có kinh nghiệm nên có thể kết nối, giữ vai trò phản biện trong công ty nhằm bổ sung những chổ còn yếu của các thành viên khác. Có như vậy, công ty khởi nghiệp mới có thể hoạt động ổn định.

Tony Wheeler cũng chia sẻ, một thống kê trong cộng đồng khởi nghiệp ở Úc cho thấy những doanh nghiệp được quản lý bởi phụ nữ thì thành công hơn nhờ họ quản lý tài chính tốt hơn.

Điều đó chứng tỏ vấn đề chi tiêu của các công ty khởi nghiệp là một nhân tố để công ty đi được xa hơn trong chặng đường khởi nghiệp ban đầu khi chi tiêu nhiều hơn thu vào.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, để khởi nghiệp thành công, không thể tách rời vai trò người cố vấn. Cố vấn là những người đã đi làm, có những mối quan hệ xã hội nhất định trong khi các công ty khởi nghiệp lại thiếu những điều này. Do đó, vai trò cố vấn để bù đắp chổ khuyết trong các công ty khởi nghiệp.

Từ kinh nghiệm của mình, Tony Wheeler cho rằng, một công ty khởi nghiệp cần có kế hoạch để tung ra sản phẩm ra thị trường càng sớm càng tốt vì việc bán được hàng là một điểm sáng. Khi công ty bán được hàng chứng tỏ sản phẩm của công ty khởi nghiệp đưa ra phù hợp thị hiếu và hồ sơ của công ty sẽ sáng hơn với các nhà đầu tư.

Nếu xem công ty khởi nghiệp là con thuyền buồm trong một cuộc đua đường trường thì ở đó mỗi thành viên phải làm việc cùng nhau một cách nhịp nhàng để đưa con thuyền vượt qua những con sóng phía trước trong hành trình tham gia vào cuộc chơi của mình.

Cuối cùng, một điều không thể thiếu, theo Tony Wheeler là vai trò của cơ quan quản lý vì mỗi chính sách đưa ra sẽ ảnh hưởng đến sự “thành bại” của phong trào khởi nghiệp ở địa phương mình.

Hiện nhiều tỉnh thành của Việt Nam đều có những chương trình khởi nghiệp nhưng mỗi địa phương lại có những thế mạnh khác nhau, do đó, ở những nơi này cần có những chính sách hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp phù hợp thay vì các địa phương áp dụng một chính sách hỗ trợ như nhau theo kiểu một cỡ (size) áo cho tất cả các cho tất cả mọi người.

Ông dẫn chứng, hiện Brisbane, thành phố đông nhất của bang Queensland đang vươn lên thứ 2 trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Úc mặc dù chính quyền không bỏ quá nhiều tiền cho việc này nhưng nhờ có chiến lược đúng nên họ dần dần tạo được vị thế nổi trội trong hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia này.

Tony Wheeler có kinh nghiệm xây dựng, quản trị, cố vấn và tư vấn cho các dự án khởi nghiệp về công nghệ trong suốt 25 năm qua. Ông là nhà đồng sáng lập các dự án công nghệ, nhà đầu tư thiên thần, nhà cố vấn cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm, tham gia ban cố vấn, giúp hỗ trợ và kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty có khả năng mở rộng với những thị trường mới, các nhà cố vấn và nguồn vốn.

 

Mời xem thêm

Khởi nghiệp nông nghiệp: Con đường không dễ đi

Thử nghĩ khác về khái niệm khởi nghiệp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới