Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đề xuất các phương án cho đường sắt Bắc – Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đề xuất các phương án cho đường sắt Bắc – Nam

Đá Bàn

Đề xuất các phương án cho đường sắt Bắc - Nam
Để cải tạo hệ thống đường sắt hiện nay cần số vốn đầu tư rất lớn. Ảnh: Anh Quân.

(TBKTSG Online) – Báo cáo cuối kỳ về Nghiên cứu lập dự án cho các tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh và TPHCM – Nha Trang vừa được Nhóm nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng các công ty tư vấn trình bày với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, hôm 15-3-2013.

>>> Cần 1,5-1,8 tỉ đô la nâng tốc độ chạy tàu lên 90km/giờ

>>> Đường sắt cao tốc… dài quá!

Thực tế, sau khi nghiên cứu hệ thống đường sắt Bắc – Nam, nhóm nghiên cứu của JICA đề xuất đến 4 phương án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM (gọi tắt là A1, A2, B1 và B2).

Cụ thể, với phương án A1, các dự án sẽ được cải tạo tối thiểu để đảm bảo an toàn chạy tàu; A2 tăng cường năng lực vận tải cho tuyến đường sắt đơn hiện tại; B1 tăng cường năng lực vận tải bằng cách làm đường đôi, nâng tốc độ chạy tàu lên 120 km/h; và B2 kết hợp đường đôi hóa (sử dụng khổ đường 1435 mm) và điện khí hóa với tốc độ chạy tàu tối thiểu 150 km/h.

JICA đề xuất Việt Nam nên thực hiện phương án cải tạo đường sắt Bắc – Nam hiện nay đạt tốc độ chạy tàu 90 km/giờ (thời gian từ Hà Nội – TPHCM còn 25,4 giờ) – ước tính chi phí đầu tư cho phương án này là 1,8 tỉ đô la Mỹ. Đối với đường sắt cao tốc, nên xây dựng các đoạn thí điểm ngắn kết nối với đô thị như Thủ Thiêm – Long Thành, Ngọc Hồi – Phủ Lý (xong năm 2021) để vận hành thí điểm và phục vụ đào tạo; sau đó sẽ ưu tiên xây dựng đoạn TPHCM – Nha Trang (xong năm 2030), đoạn Hà Nội – Vinh (xong năm 2035); các đoạn còn lại sẽ làm sau năm 2040.

Cũng theo JICA, phương án A1 và phương án A2 là đường đơn, còn phương án B1 và phương án B2 sử dụng đường đôi. Do quy mô đầu tư cải tạo có sự chênh lệch lớn giữa các phương án nên bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng, trong điều kiện đất nước còn nghèo chúng ta không thể thay mới ngay tuyến đường sắt hiện tại. Vì vậy, vẫn cần giữ hệ thống đường sắt khổ 1m hiện nay và từng bước nâng cấp để tốc độ hành trình tàu khách đạt 90 km/giờ và tàu hàng đạt 60 km/giờ.

Về chủ trương phát triển tuyến đường khổ 1,435 m có tốc độ chạy tàu đạt 160-200 km/giờ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết sẽ báo cáo Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xin chủ trương.

Tuy nhiên, theo GS. Phan Văn Trường, nguyên Phó Chủ tịch Alsthom Transports, nguyên Chủ tịch Alsthom châu Á, với thực trạng đường sắt Việt Nam hiện nay, nếu đầu tư 1,8 tỉ đô la Mỹ để nâng tốc độ đường sắt là 80km/h lên 90km/h thì không cần thiết. Số tiền này nên để dành, khi nào thấy có khả năng thì đầu tư cho tuyến đường sắt khổ 1,435 m.

“Công nghệ đường sắt khổ 1 mét đã lỗi thời, vì đầu tư tốn tiền nhưng không thể nào nâng vận tốc các đoàn tầu vượt 90km/h được, trong khi cái chúng ta thật sự cần là các chuyến tàu chạy trên 120km/h”, ông Trường nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới