Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đề xuất lập Trung tâm giao dịch sản phẩm đặc sản ĐBSCL ở Hà Nội

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đề xuất lập Trung tâm giao dịch sản phẩm đặc sản ĐBSCL ở Hà Nội

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gợi ý thành lập Trung tâm giao dịch sản phẩm OCOP và đặc sản của các địa phương ĐBSCL tại TP Hà Nội.

Chia sẻ về giá trị mới để cùng phát triển nông nghiệp ĐBSCL đúng hướng

Đề xuất lập Trung tâm giao dịch sản phẩm đặc sản ĐBSCL ở Hà Nội
Sản phẩm mật hoa dừa của một đơn vị được giới thiệu tại hội chợ. Ảnh: Trung Chánh

Tại buổi làm việc diễn ra vào hôm nay, 18-2, ở TP Cần Thơ, ông Hoan cho rằng, để góp phần hiện thực hoá chủ trương liên kết vùng, ông đã bàn với ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành uỷ TP Cần Thơ, bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Giang cùng một vài vị lãnh đạo Tỉnh uỷ của các địa phương trong vùng ĐBSCL về ý tưởng thành lập Trung tâm như nêu trên.

Theo ông Hoan, Đồng Tháp là địa phương đầu tiên đã xây dựng rất thành công Trung tâm nông sản đặc sản ở TP Hà Nội được gần 1 năm nay. “Nhưng, tôi đã nghĩ đến câu chuyện là cả ĐBSCL phải đưa sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm- PV), sản phẩm đặc sản hiện diện ở Hà Nội”, ông cho biết và nói rằng, ngược lại sản phẩm OCOP, đặc sản của khu vực Hà Nội sẽ đưa trở vào ĐBSCL, để tạo vòng luân chuyển dòng sản phẩm, bổ sung cho nhau.

Cơ quan quản lý ngành nông nghiệp mong muốn sẽ là không gian mua bán chứ không chỉ là nơi trung bày hay là hội chợ lâu lâu diễn ra một lần. “Tại đây, mỗi địa phương sẽ có nhiệm vụ, chẳng hạn, trong 1 tháng tổ chức 1 sự kiện văn hoá mang dấu ấn địa phương để tạo ra hình ảnh, điểm nhấn”, ông cho biết và ví dụ như: sự kiện “Cần Thơ- gạo trắng nước trong”  hoặc “Bạc Liêu- khúc ca tình yêu”…

Ông Hoan cho rằng, quan trọng của sự kiện là phải kết hợp văn hoá, đưa hình ảnh ĐBSCL ra Hà Nội kèm theo hình ảnh sản phẩm của từng địa phương ĐBSCL. “Tôi nghĩ rằng, lúc đó chúng ta mở ra được một thị trường nội địa với 100 triệu dân của Việt Nam”, ông cho biết và yêu cầu lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 địa phương ĐBSCL có báo cáo với lãnh đạo của địa phương để cùng tham gia. “Dĩ nhiên, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 lắng xuống, thì mình sẽ trao đổi sâu thêm về việc này”, ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, đây cũng là cách để hỗ các địa phương trong tiêu thụ sản phẩm nhằm cùng nhau tạo dựng thành công. Bởi, muốn đi nhanh, thì đi một mình; muốn đi xa, phải đi cùng nhau.

Thông tin được ông Hoan cung cấp cho thấy, kế hoạch thực hiện Trung tâm này là trong tháng 2-2021 sẽ phê duyệt đề án và kế hoạch thực hiện; tháng 3 và 4-2021 sẽ thiết kế, thi công phòng trưng bày và khu văn phòng của Trung tâm; tháng 5-2021 sẽ tổ chức ra mắt Trung tâm tại TP Hà Nội và tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới