Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đề xuất xây nhà máy sản xuất chip bán dẫn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đề xuất xây nhà máy sản xuất chip bán dẫn

Phi Tuấn

Giáo sư Hiroshi Ochi, Trưởng ban giám khảo cuộc thi Thiết kế vi mạch châu Á (LSI), trao thưởng cho cho hai thí sinh Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi năm 2010. Ảnh: Phi Tuấn

(TBKTSG Online) – Việt Nam có thể xây dựng nhà máy sản xuất chip cho ngành công nghiệp bán dẫn cùng với các chuỗi cung ứng liên quan sẽ là động lực quan trọng để chuyển từ nền công nghiệp thâm dụng lao động sang một nền công nghiệp kỹ thuật cao.

Đề xuất này được tiến sĩ Phạm Bá Tuân, Phó chủ tịch tập đoàn Em Microelectric Marin Sa đưa ra tại Hội nghị về công nghệ vi mạch do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức trong hai ngày 17 và 18-6.

Ông Tuân cho rằng chi phí xây dựng nhà máy vào khoảng 200 triệu đô la Mỹ, có khả năng sản xuất 400-600 triệu con chip mỗi năm và đạt lợi nhuận tối thiểu là khoảng 100 triệu đô la Mỹ.

Ông Tuân nói nhà máy này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam, giúp huấn luyện và tạo ra các kỹ sư được trang bị kỹ năng về ngành bán dẫn, đồng thời giúp ngành công nghiệp bán dẫn còn non trẻ của Việt Nam phát triển khả năng thiết kế.

“Một khi đã làm chủ công nghệ bán dẫn thì các ngành công nghệ khác như pin mặt trời (solar cell), LED hay LCD có thể được thiết lập và phát triển ở Việt nam, đây là các ngành công nghệ phù hợp với định hướng bảo vệ môi trường”, ông Tuân nói.

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là chỉ mới ở bước khởi đầu nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn. Theo ước tính của các chuyên gia, thị trường Việt Nam đến năm 2012 sẽ tiêu thụ khoảng 1,9 tỉ đô la Mỹ các sản phẩm này, nhưng hiện nay vẫn chưa có nhà máy nào ở Việt Nam sản xuất các mặt hàng này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới