Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Di động điện tử: Xu thế mới đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Di động điện tử: Xu thế mới đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Điện khí hóa các phương tiện giao thông đã trở thành một vấn đề cấp bách, khi chính phủ các nước tích cực xây dựng chính sách năng lượng mới. Phương tiện “xanh” thân thiện với môi trường đang dần trở thành xu thế tất yếu và đây chính là cơ hội để ngành xe điện chớp lấy thời cơ, vươn lên, bứt phá thành công.

Lĩnh vực mới đầy tiềm năng

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là phương tiện sử dụng động cơ đốt trong đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống và sức khoẻ con người. Trước tình hình đó, các nước tiên tiến trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch, giảm ô nhiễm môi trường. Trong đó, phương tiện giao thông chạy bằng điện hay còn gọi là di động điện tử đang được đánh giá là giải pháp tối ưu, cần đẩy mạnh phát triển.

So với xe sử dụng động cơ đốt trong, xe điện có chi phí vận hành thấp hơn đáng kể. Theo tổ chức Consumer Reports của Mỹ, các mẫu ôtô điện phổ biến có thể giúp người dùng tiết kiệm trung bình khoảng 6.000 – 15.000 đô la Mỹ sau khoảng 320 nghìn km di chuyển so với các xe xăng, dầu có cùng kích thước và cùng phân khúc.

Không chỉ đơn thuần là phương tiện “xanh”, xe điện còn hấp dẫn bởi được tích hợp hàng loạt công nghệ điều khiển mới, bổ sung thêm tiện ích cho người lái như: eSIM, Bluetooh, GPS và nhiều cảm biến trên thân xe phục vụ cho việc định vị, khoá xe, kiểm tra tình trạng xe ngay trên smartphone,…

Theo thống kê của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), vào năm 2010, chỉ có khoảng 17.000 ô tô điện lưu thông trên toàn cầu nhưng đến năm 2019, con số đã tăng lên 7,2 triệu chiếc. Đặc biệt, nhiều quốc gia đã tuyên bố sẽ chấm dứt việc bán xe sử dụng động cơ đốt trong trong tương lai như Pháp, Anh, Nhật Bản, Singapore…

Đầu năm 2021, hàng loạt hãng xe ô tô cho ra mắt xe điện như: Ford, Volvo, Audi, BMW, Mercedes-Benz, Lexus, MGC…

Tesla vừa ra đời không lâu và thị phần chắc chắn không thể nào sánh được với những thương hiệu ô tô lâu đời, tuy nhiên hãng xe cũng đã kịp để lại dấu ấn trên thị trường và giá trị thương hiệu đang ngày càng được gia tăng. Điều này chứng tỏ tiềm năng để phát triển phương tiện giao thông chạy điện.

Tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy phát triển phương tiện “xanh”, Nghị định 57/2020 có hiệu lực từ 10-7-2020 ban hành việc nhập khẩu link kiện phục vụ sản xuất xe chạy điện được hưởng thuế 0%, nghị định này không chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô mà còn được mở rộng cho các công ty sản xuất linh kiện và phụ tùng. Đây được xem là một trong những điểm thu hút đầu tư cho ngành sản xuất xe chạy điện của Chính phủ.

Thế mạnh của  Đài Loan trong lĩnh vực xe điện

Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Topology, 80% ô tô mới sẽ được trang bị công nghệ internet vào năm 2025 và số lượng ô tô được kết nối internet sẽ đạt 74 triệu trên toàn thế giới. Viện Nghiên cứu Quốc tế Intel and the SA cũng dự đoán rằng vào năm 2050, "nền kinh tế hành khách" cho việc lái xe tự hành sẽ đạt mức tiềm năng là 7 nghìn tỉ đô la. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu & Thử nghiệm Ô tô (ARTC) cũng ước tính rằng đến năm 2050, các linh kiện ô tô điện tử sẽ chiếm tới 50% trong toàn bộ một chiếc xe.

Điều đó cho thấy, các dịch vụ phần mềm và điện tử ô tô sẽ đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên ô tô thông minh. Với thế mạnh trong các ngành công nghệ thông tin, khả năng tích hợp phần mềm và phần cứng, Đài Loan đã chứng tỏ sẽ là một nhà cung cấp lớn, đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp này.

Điều đó cho thấy, các dịch vụ phần mềm và điện tử ô tô sẽ đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên ô tô thông minh. Với thế mạnh trong lĩnh vực máy móc, cơ điện điện truyền thống và nền tảng vững chắc trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông, Đài Loan đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Trong thế hệ xe điện đầu tiên Roadster của Tesla, hơn 30% linh kiện, phụ kiện của xe được cung cấp bởi Đài Loan. Năm 2020, Tập đoàn Foxconn – một nhà sản xuất điện tử, chất bán dẫn lớn nhất thế giới của Đài Loan, đã đi đầu trong việc thành lập Liên minh Xe điện (MIH). Qua đó, Tập đoàn này kêu gọi các nhà sản xuất phần mềm và phần cứng tham gia, nâng cao uy tín của Đài Loan trong ngành công nghiệp xe điện. Chỉ trong vòng chưa đến 1 năm, MIH đã có hơn 1.700 thành viên là các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực xe ô tô và điện tử đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có thể thấy rằng, với những lợi thế của mình, doanh nghiệp Đài Loan không chỉ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ngành xe điện mà còn tích cực thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp trên thế giới. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những đối tác đầy tiềm năng.

Tại Triển lãm trực tuyến Taiwan Expo 2021 diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23-7 tới đây, nhiều doanh nghiệp hàng đầu Đài Loan trong ngành sản xuất xe điện, linh kiện xe điện sẽ tham gia giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội giao thương cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.

Các thông tin chính thức về triển lãm có thể tham khảo tại website: https://vnm.taiwanexpoasean.com/

Đăng ký trực tiếp tại: https://taiwanexpo.vn/

Hoặc Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/twexpoinvnm/

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới