Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dịch bệnh làm suy giảm sự hấp dẫn của thị trường IPO

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Dịch bệnh làm suy giảm sự hấp dẫn của thị trường IPO

Trang Nguyễn

(TBKTSG Online) – Thị trường IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) của Việt Nam được đánh giá có triển vọng ổn định trong 12-18 tháng tới, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, sức hấp dẫn của thị trường này hiện đang ở trạng thái “giậm chân tại chỗ”, theo đánh giá của Euromonitor.

Dịch bệnh làm suy giảm sự hấp dẫn của thị trường IPO
Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Bảng chỉ số khả năng phục hồi thị trường IPO do công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International mới đưa ra, Việt Nam đạt số điểm 3,1 trên thang điểm 20 trong năm 2020, đứng thứ 17 trên 63 nền kinh tế, về khả năng phục hồi của thị trường IPO trong năm 2020 sau cú sốc do Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên dù được xếp hạng trong Top 20, số điểm của Việt Nam lại cho thấy hạn chế trong mức độ hấp dẫn của các thương vụ IPO trong ngắn hạn, khi Euromonitor đánh giá sự ổn định của thị trường IPO của Việt Nam trong năm 2019 và 2020 so với thị trường toàn cầu. Đáng chú ý là số điểm của nhiều nước cũng đều nằm trong phạm vi kém hấp dẫn trong năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong khi đó, hệ số nhân của chỉ số khả năng phục hồi thị trường IPO của Việt Nam nằm trong khoảng từ 0-1. Đây là mức đánh giá triển vọng tích cực được Euromonitor dự báo cho với thị trường IPO của Việt Nam trong 12-18 tháng tới, nhờ vào khả năng phục hồi nền kinh tế nhanh hơn sau dịch bệnh. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng đóng góp vào mức đánh giá tích cực này bao gồm sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nội địa và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư.

Đứng đầu bảng xếp hạng là Trung Quốc với 12,8 điểm, trong khi Mỹ đứng thứ 2 với 7,3 điểm. Trong khu vực châu Á, Việt Nam đứng sau một số nền kinh tế như Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Bangladesh.

 

Bảng chỉ số khả năng phục hồi thị trường IPO. Ảnh: Euromonitor

Đánh giá chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Euromonitor cho rằng Covid-19 sẽ tác động nghiêm trọng đến cung và cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc dịch bệnh bùng phát đầu tiên tại khu vực này sẽ tạo lợi thế cho nền kinh tế các nước trong khu vực so với các nền kinh tế phương Tây, do các nền kinh tế phương Tây phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và các nước khác trong khu vực khác để duy trì sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh chuỗi cung ứng của họ bị gián đoạn.

Hệ số nhân trung bình của chỉ số khả năng phục hồi thị trường IPO trong khu vực là là 3,7, cao hơn so với con số 1,5 được đánh giá tại các nền kinh tế phương Tây.

Tại Việt Nam, theo Danh mục doanh nghiệp (DN) thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 (Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg), có khoảng hơn 90 DN phải thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Nhiều DN đã và đang nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư bao gồm Agribank, MobiFone, VNPT, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, Tổng công ty Du lịch Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Hà Nội…

Tai một số DN như Agribank, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Công ty mẹ (Vinacomin-TKV), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) và Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản, dự kiến sau khi thoái vốn, nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên.

Trong giai đoạn 2016-2019, đã có 168 DN được phê duyệt cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443,056 tỉ đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới