Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dịch cúm H1N1: những câu hỏi không lời đáp  

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Dịch cúm H1N1: những câu hỏi không lời đáp

 

Huỳnh Hoa

 

Ở một nhà ga tàu điện ngầm tại Mexico City. Ảnh Reuters

(TBKTSG Online) – Sau một tuần gây hoảng loạn trên khắp thế giới, dịch cúm H1N1 đã đặt ra cho giới chuyên môn nhiều câu hỏi không trả lời được.

 

Hôm nay Canada xác nhận trường hợp đầu tiên mà vi rút cúm truyền từ con người sang con heo. Một nhân viên của một nông trại chăn nuôi ở tỉnh Alberta, Canada đi thăm Mexico về đã bị nhiễm bệnh và lây sang đàn heo; nhân viên này đang được điều trị và sức khỏe đã tốt lên, không con heo nào bị chết nhưng cả 220 con heo trong chuồng đều đã được cách ly. Giới chức y tế Canada cho biết, vi rút cúm heo vẫn thường thấy trong đàn heo và người tiêu dùng không cần phải tránh thịt heo miễn là xử lý đúng cách và đun nấu kỹ. Vấn đề bằng cách nào vi rút lây lan từ con người sang con heo chứ không phải ngược lại đang làm đau đầu các nhà khoa học.

 

Hôm nay Mexico báo cáo thêm 3 trường hợp tử vong, đưa số người chết vì bệnh cúm H1N1 ở nước này lên 19 trường hợp; số người nhiễm bệnh cũng tăng thêm 25 người, lên 473 trường hợp. Tuy nhiên, số liệu công bố từ Mexico rất khác nhau và rất khó kiểm chứng. Bộ trưởng Y tế Jose Angel Cordova chẳng hạn, nói rằng trong 24 tiếng đồng hồ qua đã có 11 người chết trong khi báo cáo chính thức gửi lên Tổ chức Y tế thế giới chỉ ghi nhận 3 người chết.

 

Chính vì sự thiếu thông tin và thông tin không nhất quán từ Mexico – nơi dịch bệnh bắt đầu và gây thương vong nhiều nhất – mà các nhà khoa học vẫn chưa xác định được vì sao vi rút ở Mexico “độc” hơn ở các nước khác. Cho đến nay ngoài Mexico chỉ có 1 cậu bé chết vì cúm ở Mỹ, song cậu bé này cũng là người Mexico, bị bệnh cúm ở Mexico và được đưa sang Mỹ điều trị nhưng không khỏi.

 

Các chuyên gia nói rằng, môt khi chưa biết rõ về vụ bùng phát dịch ở Mexico thì chưa ai đưa ra được dự báo đáng tn cậy về tình hình dịch cúm H1N1 trong thời gian tới. Chỗ khó của giới khoa học và quan chức y tế các nước hiện nay giống như người làm xiếc trên dây, nếu đưa ra những thông điệp quyết liệt và vi rút tiêu tan dần thì công chúng sẽ mất tin tưởng, ngược lại nếu họ trấn an mọi người bằng những nhận định sáng sủa và sau đó dịch bệnh bùng lên họ sẽ bị phê phán.

 

Chỗ khó của giới khoa học và quan chức y tế các nước hiện nay giống như người làm xiếc trên dây, nếu đưa ra những thông điệp quyết liệt và vi rút tiêu tan dần thì công chúng sẽ mất tin tưởng, ngược lại nếu họ trấn an mọi người bằng những nhận định sáng sủa và sau đó dịch bệnh bùng lên họ sẽ bị phê phán.

Trong lúc đó, số liệu mới nhất cho thấy đã có hơn 800 ca nhiễm cúm ở 18 quốc gia và con số này vẫn đang tăng, tập trung chủ yếu ở Mexico, Mỹ và Canada. Costa Rica là nước Nam Mỹ đầu tiên ngoài Mexico xác nhận có trương hợp bị nhiễm vi rút. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sáng nay Chủ nhật 3-5 công bố các phòng thí nghiệm của WHO trên khắp thế giới đã xác định có 658 trường hợp nhiễm bệnh ở 16 quốc gia, 16 người tử vong. Việc xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm gửi tới từ nhiều nước vẫn đang tiếp tục.

 

Các nhà khoa học, tuy thiếu thông tin, vẫn cảnh báo rằng chủng vi rút này có thể biến thái thành một dạng khác, nguy hiểm hơn rất nhiều. Bác sĩ Tim Uyeki, nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từng tham gia chống dịch SARS và cúm gà H5N1 ở châu Á, nhận xét: “Bệnh cúm thì không dự báo được. Có quá nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. Đây là một chủng vi rút mới tinh. Chúng ta chưa biết gì nhiều về việc con người nhiễm vi rút này”.

 

Phân tích các trường hợp tử vong, bác sĩ Pablo Kuri của Mexico nhận xét, trong 16 người chết ghi nhận cho tới hôm qua có 3 đứa trẻ 9 tuổi, 12 tuổi và 13 tuổi; 4 người già trên 60 tuổi; 9 người còn lại là trong độ tuổi 21-39, thường là lứa tuổi không bao giờ chết do bệnh cúm bởi vì hệ miễn dịch của người ở lứa tuổi này rất mạnh. Hầu hết những người chết đều ở thủ đô Mexico City, một thành phố khổng lồ 20 triệu dân, và không có sự giống nhau về tiền sử bệnh tật.

 

Một phần ba số người nhiễm bệnh ở Mỹ đã từng đến Mexico trong vài tuần gần đây; có 13 trong 15 người Anh bị bệnh cũng từ Mexico trở về.

 

Tổ chức Y tế thế giới vài hôm trước thông báo một đại dịch đang tới nhưng không nâng mức báo động lên cao hơn cấp 5, nghĩa là không đưa ra cảnh báo toàn cầu về đại dịch. Tuy nhiên, WHO vẫn khuyến nghị các nước không nên chủ quan, lơ là cảnh giác. “Sẽ rất bất cẩn nếu vào lúc này mà thở phào yên tâm khi thấy số người chết không nhiều lắm”, bác sĩ Mike Ryan, giám đốc bộ phận phản ứng và cảnh báo toàn cầu của WHO cho biết.

 

“Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế không dùng sự bùng phát của dịch cúm H1N1 làm lý do để đưa ra những hạn chế thương mại không cần thiết; mọi quyết định thương mại cần được đặt cơ sở trên bằng chứng khoa học rõ ràng”,

Bộ trưởng Nông nghiệp Canada, Mỹ và Mexico

Trong một biến cố liên quan hôm nay Bộ trưởng Ngoại giao Mexico Patricia Espinosa lên tiếng phê phán việc Trung Quốc “cô lập” công dân Mexico tại Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều nơi khác dù những người này không hề mắc bệnh. Biện pháp của Trung Quốc được đưa ra sau khi ca nhiễm cúm H1N1 đầu tiên ở Hồng Kông là một thanh niên Mexico 25 tuổi.

 

Cũng liên quan đến dịch cúm H1N1, bộ trưởng nông nghiệp của ba nước Mexico, Mỹ và Canada đã ra một thông cáo chung, kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác thương mại bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu thịt heo từ các vùng có dịch. “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế không dùng sự bùng phát của dịch cúm H1N1 làm lý do để đưa ra những hạn chế thương mại không cần thiết; mọi quyết định thương mại cần được đặt cơ sở trên bằng chứng khoa học rõ ràng”, bản thông báo viết.

 

Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong lĩnh vực này cũng nhấn mạnh rằng, ăn thịt heo không gây nguy cơ nào cho sức khỏe con người. WHO, cùng với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức Thế giới vì Sức khỏe Động vật (WOAH) cũng đưa ra một bản thông cáo chung, cho biết: “Cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy vi rút lan truyền qua thực phẩm. Vì thế hiện thời không có sự biện minh nào cho việc áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại lên việc nhập khẩu heo, thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo”.

 

Đã có gần 20 quốc gia, mở đầu là Nga và Trung Quốc, đã ra lệnh cấm nhập khẩu thịt heo và sản phẩm từ thịt heo từ Canada, Mỹ và Mexico.

(tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới