Thứ Bảy, 1/04/2023, 01:57
28 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Điểm sàn tuyển sinh: Đại học dễ thở, cao đẳng lo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Điểm sàn tuyển sinh: Đại học dễ thở, cao đẳng lo

Đức Tâm

Điểm sàn tuyển sinh: Đại học dễ thở, cao đẳng lo
Trong các chương trình tư vấn tuyển sinh, không nhiều học sinh lẫn phụ huynh hỏi về các trường cao đẳng – Ảnh chụp một buổi tư vấn tuyển sinh tại trường Đại học Bách Khoa TPHCM 2015 – Đức Tâm

(TBKTSG Online) – Chiều 28-7 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố ngưỡng tối thiểu mà thí sinh phải đạt được ở tất cả tổ hợp là 15 điểm để được xét tuyển vào đại học và 12 điểm đối với cao đẳng; mức điểm này là dễ thở đối với các trường đại học nhưng lại gây ra nhiều lo lắng cho các trường cao đẳng.

Nhận xét về mức điểm sàn vào đại học năm nay, ông Hoàng Đức Bình, Trưởng phòng truyền thông trường Đại học Hoa Sen, cho rằng đây là mức vừa phải, không thật sự quá thấp nếu nhìn lại đề thi các môn năm nay và nếu so với năm ngoái.

Từ mức điểm này, theo ông Bình, có thể thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo ra sự thông thoáng từ nguồn đầu vào cho các trường đại học, đặc biệt các trường đại học tốp dưới; đồng thời tạo điều kiện cho các thí sinh rộng cửa vào đại học. "Theo tôi, đây là một điều tích cực," ông Bình nói.

Tuy nhiên các thí sinh rộng cửa vào đại học đồng nghĩa với việc các trường đại học phần nào dễ thở trong việc tuyển sinh thì cái khó lại dồn về các trường cao đẳng.

Trao đổi với TBKTSG Online, Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng Bách Việt, ưu tư: “Điểm sàn vào cao đẳng như thế, nghe qua có vẻ vui nhưng nếu nhìn vào điểm sàn đại học, có thể thấy các trường đại học còn vui hơn. Theo tâm lý chung thích vào đại học, có thể thấy năm nay các trường cao đẳng tiếp tục gặp nhiều khó khăn.”

Khó khăn còn tăng thêm gấp bội cho các trường cao đẳng khi năm nay có đến 198 trường được quyền xét tuyển theo học bạ, so với chỉ khoảng 50 trường ở năm trước, ông Thành cho biết. Điều đó có nghĩa là thí sinh dù không đủ điểm vào đại học thì vẫn có thể dùng kết quả học bạ để ứng tuyển.

Nói rõ hơn yếu tố này, ông Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ TP.HCM, phân tích: nếu không có xét tuyển theo học bạ thì với mức điểm sàn 15 điểm dành cho đại học, vẫn có một lượng thí sinh lọt sàn này xuống các trường cao đẳng.

Tại sao vậy? Theo ông Lý, 15 điểm xem ra là mức điểm đương nhiên đạt với các em đã đậu tốt nghiệp, nhưng thật ra không phải vậy. Tạm bỏ qua các yếu tố cộng điểm ưu tiên, khuyến khích thì điểm tốt nghiệp được tính bằng điểm trung bình 4 môn thi tốt nghiệp, cộng với điểm trung bình học bạ năm 12, rồi chia 2; đạt từ 5 chấm trở lên thì đậu tốt nghiệp. Như vậy, ví dụ đơn giản, với 4 môn thi xét tốt nghiệp, mỗi môn 4 điểm thì điểm trung bình 4 môn thi là 4 chấm. Với điểm trung bình cả năm lớp 12 là 6 chấm thì rõ ràng thí sinh đã đậu tốt nghiệp nhưng vẫn rớt đại học vì tổ hợp 3 môn xét tuyển chỉ có 12 điểm.

Từ dẫn giải này, ông Lý nói: “Tôi tin rằng số thí sinh đậu tốt nghiệp nhưng rớt đại học vẫn đủ nguồn để các trường cao đẳng tuyển đủ chỉ tiêu với điều kiện không có xét tuyển học bạ.”

Thật ra, khó khăn cho các trường cao đẳng không dừng ở đó. Hiệu trưởng một trường cao đẳng chia sẻ: “Thông thường các trường đại học luôn tuyển vượt chỉ tiêu để ra. Điều này làm các trường cao đẳng đã khó lại càng khó hơn. Đây là chuyện tế nhị mà có lẽ trường cao đẳng nào cũng biết nhưng nói ra cũng chẳng giải quyết được gì, lại sợ mang tiếng ghen ăn tức ở.”

Thực tế này được ông Hoàng Đức Bình đồng tình. Theo ông Bình, về nguyên tắc, các trường đại học được quyền tuyển vượt chỉ tiêu tối đa 10%. Con số dôi ra được lý giải để hỗ trợ cho các trường đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu vì thực tế số thí sinh nhập học không phải lúc nào cũng đầy đủ như khi tuyển.

Đọc thêm:

– Chưa hết rối với Bộ Giáo dục!

– Bộ Giáo dục 'xả van' phút 89

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới