Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Điều tra ô nhiễm asen trong nguồn nước

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Điều tra ô nhiễm asen trong nguồn nước

Trong ảnh là một giếng khoan bơm tay ở ĐBSCL. Ảnh: Hồng Văn

(TBKTSG Online) – Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai điều tra tình hình ô nhiễm asen – còn gọi là thạch tín, một chất độc có hại cho sức khỏe con người – trong các nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam.  

Đây là một phần trong đề án giảm thiểu ô nhiễm asen trong các nguồn nước sinh hoạt tại Việt Nam.  

Theo nghiên cứu ban đầu của các cơ quan như Cục Y tế dự phòng và môi trường của Bộ Y tế, Trung tâm nước sinh họat và vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam, nguồn nước giếng khoan của tỉnh Hà Nam có nồng độ asen rất cao (70-80% giếng khoan có chứa asen vượt quá quy định của Bộ Y tế).  

Đặc biệt một cuộc khảo sát thí điểm ngẫu nhiên hơn 1.930 giếng khoan tại xã Hòa Hậu, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân và xã Bồ Đề, huyện Bình Lục của Hà Nam cho thấy asen trong nước ngầm ở các địa phương này khá phổ biến với 94% số giếng được lấy mẫu nêu trên có nồng độ asen trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép.  

Theo các cơ quan trên thì nguồn nước ngầm vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL có mức độ ô nhiễm asen trong nguồn nước ngầm đã đến mức báo động mà nguyên nhân là do tình trạng khai thác nước ngầm hiện nay quá bừa bãi.

Một thời, các giếng khoan này được nông dân quen gọi là giếng “Unicef”, nhờ nó mà nhiều vùng nông thôn có nước ngầm cho sinh hoạt, nhưng chính vì khoan giếng quá nhiều ở nông thôn và thành thị, đã làm nồng độ asen trong nước ngầm tăng cao.

HỒNG VĂN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới