Thứ Ba, 19/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Định lượng  hiệu quả dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông 2021-2025

Lan Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online)- Kết quả tính toán của Chính phủ khi trình Quốc hội Báo cáo tiền khả thi (Fre FS) dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là dự án) cho thấy, từng dự án thành phần trên tuyến này có hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, việc khai thác các tuyến đường bộ cao tốc thuộc 12 dự án thành phần đều mang lại những hiệu quả nhất định.

Theo báo cáo, Chính phủ đề xuất phạm vi đầu tư dự án gồm các đoạn: Hà Tĩnh- Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi- Nha Trang (353 km), Cần Thơ- Cà Mau (109 km), tổng chiều dài khoảng 729 km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Các dự án thành phần có quy mô cơ bản 6 làn xe, riêng đoạn Cần Thơ-Cà Mau quy mô 4 làn xe.

Các tuyến đường bộ cao tốc đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội rất lớn cho các địa phương đi qua.
Ảnh: A.Q

Chính phủ đề xuất cả 12 dự án thành pần đều lấy vốn đầu tư công. Sau khi hoàn thành sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 146.990 tỉ đồng.

Kết quả tính toán cho thấy, phần hiệu quả dự án thông qua tính toán, định lượng được do tiết kiệm thời gian vận hành (VOT), tiết kiệm về chi phí vận hành (VOC) đối với từng dự án thành phần có thể khác nhau. Tuy nhiên, việc khai thác các tuyến đường bộ cao tốc thuộc 12 dự án đều có thể mang lại những hiệu quả nhất định. VOT của các dự án tại thời điểm năm 2030 từ 412-1112,5 tỉ đồng, năm 2035: 523,4- 1519,4 tỉ đồng. VOC của các dự án tại thời điểm 2020 từ 550,8 tỉ đồng-1501,6 tỉ đồng. Năm 2035 từ 860,1 tỉ đồng- 1855 tỉ đồng.

Từ kinh nghiệm triển khai đầu tư phát triển đường bộ cao tốc trong thời gian qua cho thấy, các tuyến đường bộ cao tốc sau hoàn thành, đưa vào khai thác đã mang lại hiệu quả rõ rệt về phát triển kinh tế-xã hội, tạo không gian phát triển và quỹ đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho địa phương có tuyến đi qua.

Qua việc tính toán hiệu quả đầu tư các dự án đường bộ cao tốc đã đưa vào khai thác, cho thấy các địa phương có đường bộ đi qua đều có tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh) cao hơn trước. Giai đoạn 2011-2019, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của các tỉnh thành như Lào Cai là 10,23%/năm, Yên Bái (7,5%/năm), Phú Thọ (8,06%/năm)…trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước khoảng 6,3%/năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới