Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Định mức tín nhiệm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Định mức tín nhiệm

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 75:

Định mức tín nhiệm

Hoạt động định mức tín nhiệm đã trở nên rất quen thuộc với giới đầu tư tại các thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động này vẫn còn tương đối xa lạ.

Nhìn chung, định mức tín nhiệm là việc đánh giá khả năng thanh toán nợ vay một cách đầy đủ và đúng hạn của một tổ chức hay một quốc gia, trên cơ sở nghiên cứu toàn diện các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài có tác động đến khả năng trả nợ của tổ chức hay quốc gia đó. Hoạt động này được tiến hành bởi một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín cao trên thế giới.

Năm 2002 Bộ Tài chính Việt Nam đã chính thức đề nghị ba tổ chức định mức tín nhiệm chính trên thế giới (Fitch, S&P’s và Moody’s) đánh giá tín nhiệm về nợ quốc gia của Việt Nam. Đáp ứng lại yêu cầu này, S&P lần đầu tiên đã đưa Việt Nam vào danh sách đánh giá với nợ quốc gia được xếp hạng BB, còn Moody’s từ những năm trước đã xếp Việt Nam ở mức B1 (Theo cách xếp hạng thông thường, A là mức tín dụng an toàn nhất trong khi C là rủi ro nhất).

Hoạt động định mức tín nhiệm có tầm quan trọng to lớn trong thị trường tài chính trong việc giúp các nhà đầu tư phân tích và đánh giá tình hình tài chính của một tổ chức mà họ quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường, vì họ tham gia đầu tư chứng khoán nhưng lại hiếm khi có đủ thời gian hay kỹ năng cần thiết để đánh giá tình hình tài chính của các tổ chức phát hành ra chứng khoán.

Với các nhà đầu tư có tổ chức, họ sử dụng các thông tin về định mức tín nhiệm để so sánh và đối chiếu với kết quả phân tích của mình, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư tốt nhất. Về phía các cơ quan quản lý, thông tin về định mức tín nhiệm là một công cụ hữu hiệu giúp họ có thể theo dõi tình hình tài chính của các tổ chức, từ đó có các biện pháp kịp thời để ổn định và phát triển thị trường.

English:

Credit rating

Credit ratings are familiar to investors in developed financial markets but in Vietnam they are a relatively new phenomenon.

Broadly speaking, a credit rating is an assessment of the ability of an entity (for instance a corporation or a country) to fulfill its liabilities on time and in full. Credit ratings are arrived at by evaluating all internal and external factors that affect an organization’s or nation's ability to meet its liabilities. Practitioners of this work include several prestigious international credit rating agencies.

In 2002, Vietnam’s Ministry of Finance officially invited three major credit rating agencies (Fitch, Standard & Poor’s and Moody’s) to assess Vietnam’s sovereign debt credibility. As a result, Standard & Poor’s (S&P) for the first time included Vietnam in its ratings list with a rating of BB. In previous years, Moody’s had given Vietnam a B1 rating. (In general, a grade of A is considered to be most credit worthy, with C being the least credit worthy.)

Credit ratings play a crucial role in financial markets by helping investors to analyze and assess the financial situations of entities in which they have an interest. It is particularly meaningful to small investors who invest in securities but lack the time or the necessary skills to evaluate the issuers of the securities they purchase.

Institutional investors use credit ratings to compare and inform the results of their own analysis, making their best investing decisions possible. For regulatory agencies, credit rating information is a useful tool for monitoring the financial health of the entities they oversee, they then can take timely measures to correct potential problems and facilitate the market's development.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới