Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

DN FDI được tự do mở điểm bán lẻ dưới 500 m2

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

DN FDI được tự do mở điểm bán lẻ dưới 500 m2

Hùng Lê

DN FDI được tự do mở điểm bán lẻ dưới 500 m2
Việc mở điểm bán thứ 2 với diện tích lớn trên 500 m2 của nhà bán lẻ nước ngoài vẫn phải bị kiểm tra về ENT. Ảnh: Quốc Hùng

(TBTKSG Online) – Sắp tới đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có quyền phân phối sẽ được tự do mở điểm bán lẻ quy mô nhỏ dưới 500 m2 nhưng vẫn bị khống chế về điểm bán có diện tích quy mô lớn hơn.

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo dự thảo mà Bộ Công Thương đang đưa ra lấy ý kiến thì với việc lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 hoặc lập cơ sở bán lẻ để bán hàng hóa do chính nhà đầu tư nước ngoài sản xuất ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch cho lập cơ sở bán lẻ và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thì các doanh nghiệp FDI không phải thực hiện quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

Như vậy, với quy định của dự thảo này, các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài có quyền được mở nhiều điểm bán lẻ dưới 500 m2 mà không bị ràng buộc về kiểm tra ENT của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ. Việc kiểm tra ENT lâu nay được thực hiện theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

Với việc khống chế diện tích dưới 500 m2/điểm bán, theo các nhà bán lẻ thì họ chỉ có thể mở được cửa hàng hoặc điểm bán các mặt hàng chuyên ngành như ẩm thực… chứ không thể phát triển thành siêu thị, trung tâm thương mại. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng quy định này sẽ rất thuận lợi cho các nhà bán lẻ nước ngoài hoạt động theo mô hình cửa hàng tiện lợi (mở cửa 24/24 giờ) vốn đang phát triển nhanh ở thị trường trong nước hiện nay.

Trong khi đó đối với điểm phân phối cần diện tích lớn hơn, theo Dự thảo này, thì doanh nghiệp FDI đã có quyền phân phối sẽ được lập cơ sở bán buôn thứ nhất, cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán buôn, giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Tuy nhiên việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải được xem xét lần lượt từng trường hợp cụ thể căn cứ vào ENT của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ. Điều này vốn là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Lâu nay, có một số ý kiến cho rằng các tiêu chí cụ thể về ENT được cho là giúp tránh việc các tỉnh, thành đưa ra quyết định chủ quan khi xem xét đơn xin mở cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi của nhà đầu tư.

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2009, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn mở cơ sở bán lẻ thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng quy định về ENT. Quy định này lâu nay được xem như là một rào cản để bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước.

Trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, ENT được đưa ra như một cách kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài thống lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, có khả năng, nhà bán lẻ ở một số nước trong khu vực sẽ không bị rào cản về ENT khi đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể trao đổi với TBKTSG Online gần đây, bà Jana Herceg, Phó trưởng ban thương mại và kinh tế Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết Việt Nam cam kết không áp dụng cơ chế kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) cho các nhà bán lẻ của Liên minh châu Âu (EU) sau 5 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (FTA VN-EU) có hiệu lực.

Ngoài ra, dự thảo của Bộ Công thương cũng đưa ra quy định việc lập cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán buôn, giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Các tổ chức kinh tế chỉ được ký hợp đồng xây dựng hoặc thuê, cải tạo cơ sở bán lẻ sau khi được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Giấy phép kinh doanh có thời hạn 5 năm. Bộ Công Thương có thể xem xét, quyết định cho phép thời hạn Giấy phép kinh doanh dài hơn tùy từng trường hợp cụ thể.

Cũng theo dự thảo hoạt động trong lĩnh vực này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh. Cụ thể, đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập dưới 1 năm, nguồn tài chính được xác định trên cơ sở vốn điều lệ đối với công ty, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn kinh doanh đối với các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập từ 1 năm trở lên, ngoài nguồn tài chính trên, nguồn tài chính còn được đánh giá thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ thuế, tài chính khác với Nhà nước Việt Nam. Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh lỗ 3 năm liên tiếp tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy phép phải có giải pháp bù đắp vốn thỏa đáng.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Mời đọc thêm:

>>> Kinh doanh bán lẻ: Ngoại ồ ạt đến, nội dần mờ nhạt

>>> DN nước ngoài yêu cầu minh bạch việc xét mở điểm bán lẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới