Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đô la Mỹ trên đà phục hồi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đô la Mỹ trên đà phục hồi

Thu Hằng, Phúc Minh

Đô la Mỹ đang từng bước phục hồi. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Đô la Mỹ là khoản đầu tư tốt nhất trong tháng trước, vượt qua cả cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa, gây lúng túng cho các quan chức trên khắp thế giới – những người cho rằng chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền nước này.

Chỉ số đô la Mỹ đã tăng 5,09% trong tháng 11-2010. Trong số 16 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất, đô la Mỹ đạt mức tăng mạnh nhất. Đô la Mỹ tăng 7,43% so euro, 7,37% so đồng krone của Đan Mạch và 6,17% so đồng krone của Na Uy, theo dữ liệu của Bloomberg.

Mức tăng của đô la Mỹ trong năm là 4,4%, kéo theo sự phục hồi 5,3% ở trái phiếu, 5.5% ở cổ phiếu và 6,4% ở giá hàng hóa.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Đức, ông Wolfgang Schaeuble, cho rằng quyết định bơm 600 tỉ đô la Mỹ vào nền kinh tế lớn nhất thế giới của Chủ tịch Fed Ben S. Bernanke bằng cách mua trái phiếu kho bạc là “không cần thiết”, lợi tức gia tăng của trái phiếu và các dấu hiệu về sự phục hồi kinh tế đã làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản Mỹ.

Chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ cũng dẫn đến suy đoán lạm phát sẽ tăng tốc đồng thời với mối lo ngại gia tăng về nợ chính phủ của châu Âu, làm giảm nhu cầu đối với trái phiếu và cổ phiếu.

Tuy nhiên, đô la Mỹ tăng ngay cả khi Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho biết Mỹ đang theo đuổi “chính sách đồng đô la yếu” thông qua kế hoạch mua trái phiếu kho bạc.

Mỹ ra mắt kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách

Ủy ban cải cách và trách nhiệm tài chính do Tổng thống Mỹ Barack Obama thành lập ngày 1-12 công bố một kế hoạch cắt giảm ngân sách khổng lồ của Mỹ, mục tiêu là đến năm 2020 giảm thâm hụt ngân sách 4 tỉ đô la Mỹ.

Để đạt được mục tiêu này, ủy ban trên đề xuất các biện pháp bao gồm nâng tuổi nghỉ hưu, cắt giảm ngân sách quốc phòng và chi tiêu phúc lợi xã hội, cải cách hệ thống thuế. Cụ thể như tăng thuế xăng dầu, cắt giảm nhân viên chính phủ liên bang, đóng băng việc tăng lương của các thành viên Quốc hội, cắt giảm trợ cấp bảo hiểm y tế liên bang…

Tổng cộng 18 thành viên của ủy ban trên sẽ bỏ phiếu về kế hoạch này vào ngày 3-12. Kế hoạch muốn được trình lên Quốc hội thông qua phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 14 thành viên.

Đa số thành viên của ủy ban trên là các chính trị gia. Họ đều cho rằng thâm hụt ngân sách lớn đặt ra thách thức với sự thịnh vượng và vị thế quốc tế của Mỹ. Tuy nhiên, họ chưa thống nhất về phương pháp cụ thể giảm thâm hụt ngân sách.

FED công bố danh sách ngân hàng nhận viện trợ khẩn cấp. Ảnh: TL

FED công bố danh sách ngân hàng nhận viện trợ khẩn cấp

Báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết trong khủng hoảng tài chính, từ tháng 12-2007 đến tháng 7-2010, FED đã cho các ngân hàng và tổ chức tài chính khác vay khẩn cấp hơn 3.000 tỉ đô la Mỹ.

Các tổ chức tiếp nhận khoản vay khẩn cấp gồm Goldman Sachs, Citigroup, JP Morgan Chase Bank, Bank of America, Wells Fargo Bank. Ngân hàng nước ngoài có Barclays Bank, UBS, Deutsche Bank.

Vì để bảo vệ uy tín của tổ chức trên, FED đã không công bố tên của các tổ chức này trước đó.

(theo Bloomberg, VOA, BBC)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới