Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đô thị hoá quyết định thành bại của châu Á

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đô thị hoá quyết định thành bại của châu Á

Phúc Minh

Một người đàn ông dắt dê đi qua một thành phố tại tỉnh Hà Nam. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) Quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á, đặc biệt là các nước đông dân, tùy thuộc vào việc chính phủ làm thế nào để đối phó với vấn đề phát triển đô thị phức tạp, từ cung cấp việc làm đến giáo dục và đào tạo kỹ năng cho những nông dân rời nông thôn lên thành thị.

Với tầng lớp người nghèo nhất, “đô thị hóa” chỉ là một cụm từ ngụy biện hoa mỹ.

Không tin, bạn có thể hỏi những người dưới đáy xã hội tại khu ổ chuột Mumbai (Ấn Độ) hay những người sống chen chúc trong các căn nhà thuê nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc), những lao động trẻ nhập cư khổ sở tìm việc làm được gọi là tầng lớp “con kiến”.

Thực tế

Từ ‘con kiến” dùng để chỉ những người tốt nghiệp đại học sinh sau năm 1980, không tìm được việc hoặc làm những việc có thu nhập thấp, sống tại vùng ven của các đô thị. Họ cũng yếu ớt như những con kiến nhưng nhóm người này lại rất đông.

(theo Từ điển Baike – Trung Quốc)

Báo cáo của Cơ quan tư vấn nguồn nhân lực TeamLeas và Viện nghiên cứu đào tạo việc làm Ấn Độ cho thấy kỹ năng của người làm công ăn lương tại Ấn Độ không phù hợp với đòi hỏi hiện nay, trong số những người lao động từ 15-59 tuổi, chỉ có 11% người được đào tạo nghề.

Các số liệu thống kê chỉ ra tốc độ phát triển đô thị đặt ra những thách thức chưa từng có với chính sách. Ngoài ra với Ấn Độ, nông nghiệp là niềm tự hào của đất nước này, nên muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ rất khó.

Chổ trọ của 1 người được gọi là “con kiến”. Ảnh: TL

Trong khi đó, các công nhân nhập cư sống xa nhà mưu sinh tại thành phố lao động vất vả nhiều giờ tại các công trường xây dựng và nhà máy ở Trung Quốc, hầu hết trong số họ ít học, không có bảo hiểm y tế, không sở hữu nhà riêng. Năm 2009, số lượng công dân nhập cư tại Trung Quốc tăng kỷ lục đến 211 triệu người.

Cuối những năm 1990, các đại học Trung Quốc mở rộng chiêu sinh để giảm bớt áp lực việc làm nhưng kết quả không ngờ là: hiện 6 triệu cử nhân tốt nghiệp hàng năm, gấp 6 lần trước đó, có hơn 30% người không tìm được việc làm. Điều trớ trêu là trong khi nhiều người không tìm được công việc thì các nhà máy cho biết họ không thuê đủ nhân công.

China International Capital Corporation Limited (CICC) cho biết trong một báo cáo gần đây, tình trạng cung – cầu lao động hiện nay tại Trung Quốc phản ánh sự mất cân bằng cơ cấu, công nhân cổ cồn trắng vẫn không thụ hưởng được sự tăng lương tại các nhà máy ở Trung Quốc.

Thách thức

Hiện, những lời kêu gọi cải cách hệ thống hộ tịch tại Trung Quốc ngày càng tăng. Thượng Hải và các thành phố khác bắt đầu cho công nhân nhập cư nhiều quyền lợi hơn. Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ làm cho dân số nông thôn an cư tại các thành phố nhỏ dễ dàng hơn, các thành phố nhỏ này thường là nơi các doanh nghiệp sản xuất vì muốn giảm chi phí nên tuyển người từ nông thôn.

Tuy nhiên về lâu dài, dân số nhập cư từ nông thôn lên thành thị không phải là chính sách quy hoạch hoàn hảo mà là thử thách nghiêm trọng.

Theo ông Poddar, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ cao nhất vào năm 2015, vào thời gian này, Trung Quốc cần chú trọng duy trì sự tăng trưởng năng lực sản xuất mới giảm bớt tỷ lệ người sống phụ thuộc ngày càng nghiêm trọng.

Trong khi đó, Ấn Độ có dân số tương đối trẻ hơn. Dân số trong độ tuổi lao động của Ấn Độ sẽ cao nhất vào năm 2030, đến 2,7 tỉ người. Vào thời gian này, tốc độ tạo việc làm phải nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Sách lược của các chính phủ cần đáp ứng được nhu cầu của các nhóm tuổi khác nhau.

Nếu trong thập kỷ tới, Ấn Độ có thể tạo ra khoảng 40 triệu công ăn việc làm trong ngành công nghiệp, chiếm khoảng 40% tổng số công ăn việc làm mới được tạo ra, Ấn Độ sẽ mở ra một thời đại hoàng kim. “Tuy nhiên, muốn tiềm năng trở thành hiện thực, Ấn Độ cần một cuộc cải cách toàn diện pháp luật về lao động đã lỗi thời và đầu tư lớn vào giáo dục và đào tạo kỹ năng” – ông Poddar cho biết trong báo cáo.

Đô thị hóa tại Ấn Độ là tốt hay xấu và tương lai của nền kinh tế Ấn Độ ở tại đô thị hay nông thôn đang được tranh luận không ngớt. “Quá trình sẽ có những thăng trầm, họ sẽ thấy được thách thức ở đâu. Nếu không thể thay đổi, lợi thế về nhân khẩu học trái lại có thể là một lực cản” – ông Dobbs nói.

(theo Reuters)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới