Thứ Sáu, 24/03/2023, 14:22
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Doanh nghiệp bị trói như thế thì sao giàu được

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp bị trói như thế thì sao giàu được

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

(TBKTSG) – Khi ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đến làm việc tại dự án Minh Hưng – Đồng Lương ở tỉnh Bình Phước cách nay một năm với tư cách Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, dự án này đã bị tắc tới 11 năm.

Chỉ sau khi ông quay về Hà Nội và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp mới được “cởi trói” để phát triển bình thường.

Sửa gấp Nghị định 20 để cởi trói cho doanh nghiệp

Vẫn mỏi mòn chờ sửa… luật lệ

Doanh nghiệp bị trói như thế thì sao giàu được
Doanh nghiệp không thể làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình thì quốc gia cũng khó mà giàu được. Ảnh minh họa Thành Hoa

Chuyện xảy ra với dự án Minh Hưng – Đồng Lương, được ông Mai Tiến Dũng nhắc đến trong cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề cải cách hành chính nhân dịp đầu năm Canh Tý 2020, đến nay tuy đã là quá khứ, nhưng với hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp khác thì họ vẫn đang hàng ngày, hàng giờ mong chờ được cởi trói.

Ngay Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thừa nhận, “thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp và vẫn là rào cản cho doanh nghiệp”(1).

Giải quyết tốt những vấn đề về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh đang trói buộc, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể xem là lời giải cho đề bài được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho Tổ tư vấn kinh tế ngay trước Tết Nguyên đán: “Có sức bật nào mới để thoát bẫy thu nhập trung bình, không để tình trạng chưa giàu đã già”.

Vì một khi doanh nghiệp còn bị trói buộc, cản trở, thì bản thân họ tồn tại được đã là vất vả, nói chi đến chuyện làm giàu. Nếu doanh nghiệp không thể làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình, thì quốc gia cũng khó mà giàu được.

Đầu năm mới, nhiều bộ trưởng đã được báo chí phỏng vấn về kế hoạch hành động, trong đó vấn đề được người đứng đầu các ngành nói đến nhiều nhất là cải cách hành chính với nhiều luật lệ, quy trình, thủ tục hứa hẹn sẽ được sửa đổi trong năm mới này.

Sửa đổi những quy định không còn phù hợp, ban hành chính sách hỗ trợ kinh doanh mới… là điều cần làm. Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ để tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng và lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào sự đồng cảm và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức.

Vì chính sách có tốt đến mấy, quy trình có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa mà cán bộ, công chức vẫn duy trì thái độ làm việc “ban phát”, “hành là chính” đối với người dân và doanh nghiệp thì mọi nỗ lực cải cách của Chính phủ sẽ trở thành vô ích.

Thậm chí, những chính sách, quy trình được đánh giá là tốt đó trong tay những cán bộ biến chất có khi còn trở thành rào cản, sợi dây mới trói buộc doanh nghiệp chặt hơn.

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu Chính phủ. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói rằng: “Khi Thủ tướng đã quan tâm lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó sẽ khác rất nhiều…”.

Đây là điều đáng mừng, nhưng cũng là đáng lo nếu sự quyết liệt đó chỉ dừng lại ở lãnh đạo Chính phủ mà không thể lan truyền được tới lãnh đạo ở các cấp cơ sở, vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chờ để được Thủ tướng “giải cứu” như chủ dự án Minh Hưng – Đồng Lương.

Hơn nữa, nếu Thủ tướng cứ phải lo giải quyết những sự việc cụ thể mà lẽ ra thuộc trách nhiệm của các bộ, các cấp ở cơ sở, thì đó chính là mối nguy của đất nước.

(1) http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=385845

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới