Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp chưa đồng tình với dự thảo dịch vụ CNTT

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp chưa đồng tình với dự thảo dịch vụ CNTT

Đình Nghĩa

Doanh nghiệp chưa đồng tình với dự thảo dịch vụ CNTT
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội tin học TPHCM phát biểu tại tọa đàm "Dự thảo nghị định dịch vụ công nghệ thông tin" ngày 4-4. Ảnh: Đình Nghĩa

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp cho rằng dự thảo về nghị định dịch vụ công nghệ thông tin còn nhiều điểm bất hợp lý, chồng chéo với các bộ luật khác và do vậy sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu được áp dụng.

Tại buổi tọa đàm “Góp ý về dự thảo nghị định dịch vụ công nghệ thông tin” diễn ra ngày 4-4 tại TPHCM, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội tin học TPHCM đã chỉ ra nhiều điểm chồng chéo trong dự thảo lên quan đến việc quản lý các đơn vị đào tạo công nghệ thông tin.

Cụ thể, theo quy định quản lý của Luật Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin ngắn hạn (không chính quy) sẽ do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.

“Tuy nhiên, theo điều 12 của dự thảo, các cơ sở này lại chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ khâu cấp chứng chỉ đến chuẩn nghề đào tạo… mà lại không nói rõ là không chịu sự quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nữa. Do vậy, các đơn vị phải chịu sự quản lý của hai bộ”, ông Dũng nói.

Điều 9 của dự thảo nghị định quy định doanh nghiệp nếu đầu tư cho phát triển nhân lực thì kinh phí đào tạo sẽ được hạch toán vào chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp tài trợ cho các đơn vị đào tạo về công nghệ thông tin thì chi phí tài trợ cũng được tính vào chi phí hợp lý.

Ông Dũng cho rằng, về cơ bản, ý của nghị định rất tốt nhưng điều này lại không chặt chẽ vì doanh nghiệp sẽ dựa vào điều này để lách thuế. Ông diễn giải, do khoản chi phí hợp lý được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nên việc điều chỉnh và bổ sung trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phù hợp hơn.

Ngoài ra, nếu khoản tài trợ cho các cơ sở đào tạo lại được coi là chi phí hợp lý thì dự thảo lại không giới hạn là bao nhiêu, và cơ sở nào để tài trợ.

“Doanh nghiệp nếu thành lập ra những cơ sở đào tạo của riêng mình, và chuyển hết lợi nhuận sang cho đơn vị đó dưới dạng tài trợ thì họ sẽ được lợi từ phần chênh lệch thuế và lợi nhuận của đơn vị đó. Bởi vì thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho các cơ sở đào tạo chỉ khoảng 10%, còn thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin thì từ 20 – 25%”, ông Dũng phân tích.

Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học FPT, nêu ra một điểm bất hợp lý khác của dự thảo là điều 5 cấm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các tổ chức, cá nhân để tổ chức, cá nhân đó sử dụng vào các hoạt động bất chính, gây nguy hại đến cho xã hội, nhà nước…

Ông Tùng cho rằng, điều này là không thể vì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không thể biết được khách hàng của mình sử dụng dịch vụ vào mục đích gì. Do vậy, không thể quy trách nhiệm cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Đại diện các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm đề xuất dự thảo nghị định về dịch vụ công nghệ thông tin nên được biên soạn lại từ đầu vì còn rất nhiều điều bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới