Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp du lịch gặp khó do giá đô la tăng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp du lịch gặp khó do giá đô la tăng

Đào Loan

Du khách Việt Nam tại Universal Studios, Singapore. Do đồng đô la Mỹ tăng giá so với tiền Việt Nam, khách phải chi thêm nhiều tiền hơn để đi du lịch nước ngoài – Ảnh: Đào Loan

(TBKTSG Online) – Lượng khách mua tour du lịch nước ngoài không giảm sau khi giá tour tăng từ sau 18-8, thời điểm Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ. Tuy nhiên, tỷ giá tăng đã làm một số doanh nghiệp mất thêm tiền với những hợp đồng thanh toán sau.

Ông Lưu Đình Phục, Giám đốc Viettours, cho biết hiện việc kinh doanh vẫn bình thường. Viettours chuyên bán tour cho khách đoàn từ các công ty nên phải chờ một thời gian nữa mới đánh giá được tác động đối với thị trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng trước mắt là mất một phần tiền từ những hợp đồng đã chốt thanh toán trước ngày 18-8, tức là ngày Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá.

Thông thường, những đoàn khách lớn sẽ trả tiền sau 45 ngày, thậm chí 60 ngày sau khi chốt hợp đồng nên công ty sẽ bị thiệt sau khi khách chuyển tiền vì đồng đô la đã tăng so với thời điểm chốt hợp đồng.

“Với những hợp đồng lớn cả trăm ngàn đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt nhiều, vì lúc ký hợp đồng thì giá 1 đô la Mỹ là 19.154 đồng nhưng nay đã là 19.400 đồng”, ông Phục giải thích.

Tuy nhiên, giá đô la Mỹ tại ngân hàng tăng không làm doanh nghiệp lo lắng bằng giá đô la thị trường tự do, vì điều này làm doanh nghiệp thiệt nhiều hơn. Tại TPHCM, hiện đang có hai cách để tính giá tour du lịch đi nước ngoài. Đó là tính theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước và tính theo giá thỏa thuận, tức là giá của ngân hàng cộng với giá của thị trường tự do chia đôi.

Thông thường, những đơn vị áp dụng cách tính thứ nhất là những công ty có nguồn khách đủ lớn nên có nguồn dự trữ đô la Mỹ dồi dào và những nơi bán tour cho khách đoàn từ các công ty, vốn phải đàm phán giá khá khó khăn. Cách thanh toán thứ hai được áp dụng khá phổ biến, đặc biệt với khách lẻ. Cách này gọi là hai bên, tức người bán- người mua cùng chia sẻ khó khăn.

Có khoảng 2/3 tổng giá trị tour outbound (đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài) là phải trả cho nước ngoài nên doanh nghiệp trong nước cần nguồn ngoại tệ lớn, chủ yếu là đô la Mỹ để thanh toán cho đối tác.

Tuy nhiên, do ngân hàng thường thiếu đô la nên doanh nghiệp mua đô la ở thị trường tự do với giá cao chuyển vào tài khoản ở ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ mua lại số tiền này với giá của ngân hàng rồi mới chuyển tiền theo quy định.

Điều này làm doanh nghiệp thiệt thòi nếu tính giá tour theo giá của ngân hàng. Tính giá theo thị trường tự do cũng không được vì khách du lịch không đồng ý, nên mới áp dụng cách chia sẻ khó khăn bằng cách tính bình quân giá của ngân hàng và giá đô la trên thị trường tự do.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới