Doanh nghiệp Đức thúc giục cải thiện môi trường kinh doanh
Hoàng Phi
![]() |
Quang cảnh tại diễn đàn. Ảnh: Kim Dung |
(TBKTSG Online) – Đại diện các doanh nghiệp Đức hối thúc Chính phủ Việt Nam cần có các hành động cụ thể và minh bạch chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Đức – Việt, được tổ chức tại TPHCM ngày 19-9, ông Elmar Dutt, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA), khuyến nghị Chính phủ cần đưa ra các chính sách rõ ràng, các kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ đầu tư, cả về công nghệ lẫn giáo dục và đào tạo.
Theo ông Dutt, trong một cuộc khảo sát gần đây, cứ 5 doanh nghiệp khi được hỏi về ý định đầu tư vào ASEAN, thì chỉ 1 trong số đó chọn Việt Nam, còn 4 doanh nghiệp khác lại muốn đầu tư vào các nước khác.
Điều này, theo ông, là đáng tiếc vì nước Đức có một đội ngũ hùng hậu các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam.
Những điều khiến cho nhiều nhà đầu tư ngần ngại đầu tư vào hay mở rộng kinh doanh là trong những năm gần đây môi trường kinh doanh tỏ ra không thuận lợi, với lãi suất cao, đặc biệt là nạn quan liêu trong thực hiện thủ tục hành chính, tham nhũng, thiếu minh bạch trong quản lý.
Theo ông Dutt, trong quí 3-2012, trong số 750 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam được phỏng vấn thì chỉ 1% tin tưởng
GBA ở Việt Nam hiện có 182 thành viên, chiếm 88% trong tổng số các doanh nghiệp Đức đầu tư và có văn phòng đại diện tại Việt Nam, không tăng so với năm ngoái. Đến nay, Đức đã đầu tư khoảng 185 dự án với số vốn 900 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 24 trên tổng số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, và con số này so với năm ngoái cũng chưa có sự cải thiện. |
tương lai rất tốt, 30% cho rằng tình hình có thể phát triển tốt, 30% tỏ ý phó mặc tốt xấu, trong khi đó 39% cho rằng tình hình sẽ xấu đi, tăng 19% so với năm ngoái.
Cũng theo cuộc khảo sát này, 60% doanh nghiệp tin rằng tình hình sẽ xấu đi trong 6 tháng tới và chỉ 30% tin rằng ổn định hoặc tốt hơn.
Dù vậy, theo ông Dutt, hiện nay Việt Nam vẫn có những điểm sáng và thuận lợi, đặc biệt là trong bối cảnh đang đàm phán hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam và EU, thị trường chung ASEAN năm 2015 và Việt Nam sẽ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực theo cam kết của WTO.
Nói như lời Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại Diễn đàn kinh tế Đức – Việt là những lợi thế về dân số đông, lực lượng lao động có sẵn, cùng với một thị trường đang lớn dần, là những điểm mà các nhà đầu tư Đức không nên bỏ qua.
Ông Hoàng cho biết, các chính sách của chính phủ Việt Nam hiện đang được cải thiện, cả về thể chế, chính sách hay đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, ông Hoàng tin rằng con số 900 triệu đô la Mỹ mà các doanh nghiệp Đức hiện đã đầu tư ở Việt Nam hiện nay “sẽ tăng nhiều trong thời gian tới”.
Theo ông Philipp Roesler, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức, chuyến đi của ông là nhằm để thúc đẩy hai bên thực hiện thỏa thuận đã ký kết trong tháng 10 năm ngoái giữa hai thủ tướng hai nước về việc nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược, mà trước hết là về mặt kinh tế.
“Tôi, với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức, ủng hộ hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU, vì lợi ích của cả hai bên”, ông nói.
Tuy vậy, ông Roesler cho biết vẫn còn đó những trở ngại và thúc giục Chính phủ Việt Nam cần phải minh bạch hơn nữa. “Quan hệ hai nước không chỉ dựa vào sự tín nhiệm, mà chúng tôi còn muốn có sự minh bạch trong việc hoạch định chính sách”, ông nhấn mạnh.