Thứ Năm, 5/10/2023, 00:01
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Doanh nghiệp gỗ than phiền “giấy phép con”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp gỗ than phiền “giấy phép con”

Phạm Thái

Doanh nghiệp gỗ than phiền
Doanh nghiệp ngành gỗ cho rằng quy định về kiểm dịch thực vật đang gây khó – Ảnh minh họa: Phạm Thái

(TBKTSG Online) – Quy định mới về kiểm dịch thực vật có hiệu lực hồi cuối tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo các doanh nghiệp thực chất là một loại giấy phép con gây khó cho họ.

Đại diện một công ty chuyên nhập khẩu gỗ nguyên liệu không tiện nêu tên cho hay mấy hôm nay đang phải xử lý rất nhiều lời phàn nàn của khách hàng về chi phí và thời gian phát sinh để kiểm dịch thực vật theo Thông tư 40 có hiệu lực ngày 29-9.

Với lô gỗ nguyên liệu nhập khẩu, trước khi hải quan cho thông quan thì đơn vị nhập khẩu phải chờ việc kiểm dịch hoàn tất và có giấy chứng nhận, chi phí kiểm dịch gần 300 ngàn đồng/lô, nhưng quan trọng là thời gian kiểm dịch mất khoảng 3 ngày.

Tương tự, hàng xuất khẩu không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải trải qua những quy trình trên.

“Quy định về luồng xanh luồng đỏ trong thông quan nhằm đơn giản hóa thủ tục trước đây đều không có tác dụng vì mọi lô đồ gỗ nhập, xuất giờ đây đều phải được kiểm dịch trước khi thông quan. Khách hàng phàn nàn rất nhiều vì mất thời gian của họ”, vị này nói.

Theo điều 1 của thông tư 40, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có phạm vi khá rộng, bao gồm gỗ và các sản phẩm của gỗ (trừ gỗ và các sản phẩm của gỗ có giấy thông báo miễn kiểm dịch theo quy định); hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc thực vật; giấy, bột giấy…

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho rằng kiểm dịch trên hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ là do quốc gia nhập khẩu quy định. Nếu quốc gia nhập khẩu không yêu cầu thì cũng không kiểm.

“Do vậy, bắt buộc phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu là không cần thiết, ngược lại còn phát sinh thêm giấy phép con, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp”, ông nói.

Theo ông Hạnh, hiện nay có 2 nước khi Việt Nam xuất khẩu vào bắt buộc phải kiểm dịch là Úc và New Zealand, còn Nhật Bản, Mỹ… đều không yêu cầu. Chưa kể, mỗi nước đều có quy định đơn vị kiểm định tại Việt Nam cho hàng hóa trước khi nhập khẩu vào quốc gia mình, nên quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không thỏa đáng, thậm chí là thừa.

Ông Nguyễn Văn Ngã, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2, Cục Bảo vệ thực vật, cho hay vừa qua chi cục cũng phải làm việc "quá tải" với hồ sơ xin kiểm dịch lô hàng của doanh nghiệp TPHCM và một số tỉnh thành lân cận.

Trước thực tế như doanh nghiệp nêu, ông Ngã đề nghị: “Trong thời gian chờ đợi ý kiến của doanh nghiệp được cấp trên xem xét, phản hồi, doanh nghiệp nào xét thấy hàng của mình nằm trong điều 1, nhưng nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì có thể làm giấy xin miễn kiểm. Giấy này có hiệu lực đến ngày 31-12-2012”.

Ông Hạnh cho hay vừa qua HAWA, cùng với các hiệp hội gỗ, lâm sản của tỉnh Bình Định và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã kiến nghị lên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, ông Bùi Bá Bổng, người đã ký ban hành thông tư 40, để xem xét lại quy định trong thông tư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới