Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp hội nhập từ những chuẩn bị cụ thể

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp hội nhập từ những chuẩn bị cụ thể

T.Thu

Doanh nghiệp hội nhập từ những chuẩn bị cụ thể
Trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang đàm phán, có khả năng quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng may mặc sẽ khắt khe so với các hiệp định trước đây. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG.

(TBKTSG Online) – Tại sao kế toán và quản trị công ty lại trở nên rất quan trọng trong hội nhập? Làm thế nào để kế toán, quản trị công ty lành mạnh và hiệu quả?

Đó là những câu hỏi được bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam (VAWE) đặt ra tại hội thảo “Lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA)” do Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội, và VAWE phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức mới đây.

Theo bà Thanh, trong bối cảnh Việt Nam đã và sắp ký kết các FTA với các cam kết mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn, doanh nghiệp cần phải hiểu luật chơi trong hội nhập là gì, yếu tố cạnh tranh là gì, đâu là dòng dịch vụ – sản phẩm chính, thị trường chính.

Doanh nghiệp nên quan tâm đến quản trị tuân thủ (hiểu thị trường và luật chơi nào doanh nghiệp phải chấp nhận để phát triển bền vững), và quản trị hiệu quả (- giá trị gia tăng), và vấn đề dòng tiền. Vấn đề khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là dòng tiền, bà Hà cho biết.

Hệ thống quản trị công ty tốt giúp doanh nghiệp có một hệ thống thông tin minh bạch, lành mạnh, tạo niềm tin cho đối tác, có cơ hội tham gia các thị trường ngách. Ngoài ra, nếu hệ thống quản trị công ty tốt thì doanh nghiệp có thông tin tốt để có thể dự báo sát với thực tế, nhằm có dự báo ngắn và trung hạn.

Theo ông Nguyễn Quan Phúc, thuộc Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, doanh nghiệp nên quan tâm đến giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi thuế quan trong các FTA.

“Tôi nói về việc này vì có những doanh nghiệp quan tâm đến hiệp định mà không quan tâm đến vấn đề xuất xứ, nên không được hưởng ưu đãi. Hàng hoá Việt Nam hiện nay chỉ có 50% tận dụng các hiệp định, còn 50% là doanh nghiệp không biết, không cần và không hiểu rõ nên không tận dụng những ưu đãi này”, ông Phúc cho biết.

Về xuất xứ hàng hoá, theo ông Phúc, có hai quy tắc cơ bản là tính hàm lượng khu vực (thường là 40% trở lên, tức hàng hoá có giá thành 10 đồng, thì 40% là tạo ra từ Việt Nam và những nước cùng tham gia hiệp định – PV), và phương pháp thứ hai là chuyển đổi mã số hàng hoá (ví dụ với quần áo, giày dép, nguyên liệu vải từ chương 50-60 quy định trong biểu thuế, sau khi chế biến xong chuyển sang thành phẩm thì chuyển sang chương 61-63). Trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới, quy tắc xuất xứ có thể còn khắc nghiệt hơn, chẳng hạn, với quần áo, thì sợi phải từ Mỹ (các thành viên TPP), và dệt và cắt may từ Việt Nam,… Do đó, đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức, nên doanh nghiệp phải chuẩn bị để làm sao có thể hưởng được ưu đãi thuế.

Ngoài ra, hiện các nước ASEAN đang làm thí điểm dự án hải quan một cửa quốc gia, nên doanh nghiệp cũng phải mở rộng năng lực về công nghệ thông tin. Do đó, doanh nghiệp hiện nay phải rất năng động, và có tư duy mới để đáp ứng xu thế hiện nay. Và, sau này việc cấp C/O cũng do nhà sản xuất tự cấp, và sau đó sẽ là nhà nhập khẩu cấp C/O, do đó, vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam là làm thế nào để người cấp tin tưởng mình, ông Phúc cho biết.

Về vấn đề xuất xứ, theo thông tin được biết từ trước đó, với hàng may mặc, phía EU muốn áp dụng quy tắc xuất xứ từ vải trở đi (FTA VN-EU).

Xem thêm:

Nắm bắt cơ hội từ TPP

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới